Loài chó Việt được vua Lê Lợi cho ra chiến trận và “mối tình” của chàng trai Hà Nội
Tại sao mũi của loài chó thường ướt và lợi ích của chúng là gì? / Khám phá cây cầu 'tử thần' với loài chó ở Anh
5h sáng, khi trời vẫn còn nhá nhem tối, Tuấn lại nhẹ nhàng mở cửa để ra sân chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Hôm nay Tuấn có hành trình hơn 100km ngược lên Hòa Bình để đem về một chú chó Khuyển vương bản địa thuộc dòng chó Lài sông Mã. Chú chó này đã được Tuấn mất khá nhiều công sức mới thuyết phục được chủ nuôi để lại cho mình.
Rời thủ đô, Năm 2013 Trần Anh Tuấn (sinh năm 1985) quyết định về mảnh đất quê mẹ (xã Vĩnh Long, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) lập nghiệp sau gần 30 năm gắn Hà Nội, ngày trở về với hai bàn tay trắng cậu bàn với bố mẹ mở một nhà hàng cơm xe tải.
Tốt nghiệp từ môi trường quân đội, Tuấn được gia đình kì vọng sẽ tiếp tục theo nghiệp binh, trở thành một sĩ quan hoặc sẽ làm một nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, cậu lại không làm theo mong muốn đó, Tuấn biết trong lòng mình đã có gì, chàng trai ấy luôn ấp ủ mong muốn và niềm đam mê với giống chó Lài sông Mã.
Bị đuổi khỏi nhà vì quá đam mê... tìm chóĐể theo đuổi niềm đam mê bảo tồn giống chó Lài này, Tuấn cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ, một thời gian dài cậu chỉ được ngủ 2-3 tiếng/ngày. Tuấn cũng là người phụ trách chính nhà hàng, chăm chỉ và cần mẫn nên dần dần tích cóp được vốn và lại rong ruỗi trên những cung đường tầm cẩu của mình.
Sự quyết tâm và đam mê anh Tuấn cũng dần thuyết phục được gia đình, từ những chú chó nhỏ ban đầu được Tuấn giải cứu, sau 9 năm số lượng khuyển vương được cậu giải cứu và bảo tồn đã lên tới hàng trăm.
"Lúc tôi nói ra mong muốn của mình, cả gia đình phản đối, anh em thì cười chê cho rằng đó là sự viển vông khi giống chó này đã được cho là tuyệt chủng. Tôi đã phải dùng tới những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng, bán cả những thứ có thể bán, thậm chí là bán cả chiếc xe chỉ để theo đuổi quyết tâm với chó Lài.
Mâu thuẫn gia đình lên tới đỉnh điểm khi bố đã đuổi tôi ra khỏi nhà chỉ vì bị nghi là ăn trộm tiền. Lên Hà Nội chỉ với 150 nghìn đồng trong túi, tôi lại lăn lội làm đủ mọi việc từ chụp ảnh thẻ đến bán hàng thuê.
Để dành được tiền, tôi lại lang thang đi tìm chó. Sau một thời gian dài im lặng, gia đình đã gọi tôi về, tôi cũng đã giãi bày nỗi lòng mình và lần đầu tiên, sự quyết tâm của tôi đã chạm đến người nhà, cha mẹ cũng đã hiểu và phần nào động viên tôi" Tuấn tâm sự.
Con đường nhỏ dẫn lên bản ngoằn nghèo và khó đi vì toàn là đá hộc, con xe máy của Tuấn cứ chầm chầm tiến tới, có lúc phải dừng để dắt qua, lúc nào quá sức Tuấn lại ngồi bên vệ đường để nghỉ cũng như cho "chiến hữu" của mình đỡ nóng máy.
Sau gần 5 tiếng rong ruổi trên chặng đường, cậu cũng đã tới trước căn nhà mình cần, chủ nhà nghe tin Tuấn lên cũng nghỉ việc để chờ từ sáng. Sau chén chè và dăm câu chuyện, Tuấn được đưa ra phía ngoài vườn, nơi đang xích chú chó Lài mà cậu đã đặt mua.
Chú chó vàng lần đầu thấy Tuấn tỏ ra có phần sợ sệt nhưng chỉ sau những cái vuốt ve, chú dường như đã hiểu chuyện và nhìn Tuấn với cái nhìn trìu mến. Chủ nhà cũng vì quý cái tính của Tuấn và những nghĩa cử cao đẹp cậu làm nên mới đồng ý bán để vật nuôi của mình được cuộc sống tốt hơn so với bây giờ.
Để có thể thuyết phục người dân, có những lần Tuấn phải bỏ thời gian khoảng 2-3 năm, mỗi tháng lại tới nhà họ một lần, mang theo những phần quà nhỏ như sách vở, nhu yếu phẩm, sinh sống và sinh hoạt, phụ họ làm nương như người trong gia đình.
Thời gian dần trôi, chủ nhà ưng bụng, yêu quý cậu thì lúc đó họ mới bằng lòng để lại cho anh những chú chó mà họ vốn coi như thành viên trong gia đình. Chó Lài có tính kết nối rất cao, có những con khi Tuấn tới nơi thì chỉ chực giơ nanh vuốt, nhưng theo thời gian những chú chó cũng dần quấn quýt và ưng thuận theo Tuấn về nhà mới.
Những cung đường lên các bản vùng cao.
"Những chuyến đi xa như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và những vùng gần Thanh Hóa như Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát. Có những nơi tôi đi trong ngày 700-800km chạy bằng xe máy.
Mỗi một con chó Lài bây giờ rẻ tầm 3-4 triệu, con chó hàng đẹp thì khoảng 7-8 triệu/ 1 con chó con, chó trưởng thành và đẹp xuất sắc như khung xương, đầu mặt, kiểu lông đạt những tiêu chí của mình thì mình nhân giống và nó có giá vài chục triệu 1 con.
Những con chó ở trên lảng bản hầu hết người dân họ nuôi thả rông và sợ rằng nó sẽ bị lai tạp, thoái hóa nguồn gen. Điều kiện ở trên làng bản kinh tế họ rất khó khăn không thể nào chăm sóc con chó tốt như ở miền xuôi được.
Cho nên mục đích sưu tầm những con chó về là mình muốn giữ và bảo tồn nguồn gen quý của dân tộc mình để tương lai sau này con cháu của mình có giống chó ổn định về nguồn gen để chơi và bảo tồn."
Chó Lài sông Mã – Khuyển vương của một thời giữ nước
Lí giải về tình yêu với giống chó Lài, Tuấn cho biết, giống chó này là một đại diện tiêu biểu của dòng chó bản địa Việt Nam với nhiều đặc tính ưu việt như khoẻ mạnh, sự thích nghi tốt, sự trung thành và quan trọng nhất, chó Lài là giống chó "thuần Việt" nhất, là giống chó chỉ Việt Nam mới sở hữu.
Việt Nam hiện có 4 dòng tiêu biểu mà mọi người hay nhắc tới nhất đó là chó Mông Cộc, chó Bắc Hà, chó Phú Quốc và cuối cùng là Lài. Nhắc về lịch sử, dòng chó Cộc và chó xù Bắc Hà là của người Mông. Chó Phú Quốc là một dòng chó xoáy.
Còn chó Lài đã xuất hiện tại khu vực hiện nay là tỉnh Thanh Hoá từ lâu nhưng chỉ khi đến khoảng thời nhà Hồ mới được thuần hoá làm vật nuôi trong nhà. Chó Lài cũng được đức Thái Tổ Lê Lợi huấn luyện và sử dụng trong quân đội với đội khuyển binh vốn nổi tiếng trong sử sách.
Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành lại độc lập dân tộc, những chú "khuyển binh" dần dần được theo chân người lính nhà Lê ra giữ vững vùng biên cương từ Thanh Hoá cho tới khu vực phía Bắc, đây cũng là lí do vì sao giống chó này chỉ phân bố ở khu vực kể trên.
Thông tin và hình ảnh của giống chó này cũng chỉ còn trên sách vở, trên những bức tượng cổ. Lần theo dấu vết nhỏ nhoi đó, Tuấn dần dần tìm lại được những cá thể chó Lài tốt nhất. Mỗi chuyến đi là một câu chuyện dài mà chỉ có những tấm lòng nhiệt thành mới có thể theo đuổi đến cùng.
Từ ngày Tuấn đi tầm cẩu đến bây giờ tính cá thể rơi khoảng vài trăm con. Để sàng lọc nhân giống thì khoảng vài chục cá thể. Trong đó cậu nuôi hơn chục chú còn lại chuyển cho anh em trong câu lạc bộ chó Lài Sông Mã. Anh em cùng một ánh nhìn, cùng đường hướng hợp sức với nhau để bảo tồn.
Tuấn cho rằng, một mình thì không thể nào làm hết được những công việc đó, cần có những cộng đồng rộng mở, chia sẻ, lan tỏa, truyền lửa những đam mê ra cho anh em khác để làm sao tạo thành sân chơi giúp ích và thỏa mãn đam mê của nhiều người.
Nhìn đồng hồ cũng đã quá trưa, Tuấn xin phép chủ nhà ra về, cậu ân cần vỗ về, cho chú chó nhỏ ăn uống đầy đủ rồi nhẹ nhàng bế lên xe cho vào trong chiếc lồng sắt. Chỉ 5 tiếng nữa thôi, cậu và chú chó sẽ có mặt ở nhà, tối năm cậu sẽ "chiêu đãi" những món ngon cho chú chó vàng của mình, và sẽ tìm được người chủ mới yêu và chăm lo cho cũng như chăm sóc hết lòng với người bạn nhỏ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Để thuyết phục một người chủ bán vật nuôi thì Tuấn đã phải mất nhiều tháng, thậm chí cả năm.