Loài ‘côn trùng kỷ Jura’ tưởng đã tuyệt chủng 100 năm trước, bỗng ‘hồi sinh’ kỳ diệu khiến giới khoa học mừng rỡ
7 câu chuyện tình cổ xưa xúc động nhất thế giới - Phần 3: Khi tình yêu trở nên nhỏ bé trước sự nghiệp / Người phụ nữ nhìn thấy 2 ’UFO’, 1 chiếc trông giống được Hải quân Hoa Kỳ phát hiện năm 2004
Năm 1918, vụ đắm tàu Makambo gây chấn động dư luận. Cũng từ sau sự kiện đó, loài chuột đen đã xâm chiếm đảo Lord Howe. Sự xuất hiện của loài động vật gặm nhấm này đã quét sạch nhiều loài sinh vật bản địa trên đảo, trong đó có cả loài bọ que Lord Howe.
Ảnh minh hoạ.
Theo BBC, sự biến mất của bọ que Lord Howe khiến các nhà khoa học vô cùng tiếc nuối. Chúng là một trong những loại côn trùng đặc biệt nhất của thế giới. Trước khi “tái xuất”, bọ que Lord Howe bí ẩn vô cùng, thông tin rất ít ỏi, giới nghiên cứu còn không biết bao lâu thì trứng của chúng mới nở.
Bọ que Lord Howe nằm trong nhóm động vật không xương sống cổ, có biệt danh là “côn trùng kỷ Jura”. Loài này dài khoảng 15cm, nặng khoảng 25 gram và không biết bay.
Bọ que Lord Howe còn được gọi là “tôm hùm cây”. Loài này gây chú ý ở chỗ chúng thường tìm thực vật ăn vào ban đêm, ban ngày dành thời gian nghỉ ngơi trong tổ. Những chiếc tổ được tạo nên bởi mảnh vụn thực vật, gốc cây bụi. Ở đó, bọ que Lord Howe sẽ bảo vệ bản thân lẫn bạn đời. Con đực thường dùng ba chân cuốn lấy con cái để bảo vệ đối phương khi ngủ. Trong một chiếc tổ của bọ que Lord Howe có thể có hàng chục con bọ cùng chui rúc.
Đến khi sinh sản, bọ que Lord Howe cái sẽ đẻ trứng khi treo trên nhánh cây. Trứng sẽ nở vào 9 tháng sau, con bọ que con mới chào đời sẽ có màu xanh và hoạt động ban ngày. Nhưng theo thời gian, chúng dần đổi màu sang đen khi trưởng thành rồi sống về đêm như bố mẹ.
Sau khoảng 100 năm bặt vô âm tín, tưởng đã tuyệt chủng thì năm 2001, bọ que Lord Howe bất ngờ “tái xuất”. Một quần thể bọ que Lord Howe nhỏ, khoảng 20 con đã được tìm thấy trên đảo Ball’s Pyramind. Nó nằm cách đảo Lord Howe khoảng 23km, là một đảo đá nút, cao 562m, dài 1.100m, rộng 300m. Điều kiện sinh sống của đảo này vô cùng khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm. Thế nhưng bọ que Lord Howe vẫn bám trụ lại.
Đến nay giới khoa học vẫn chưa biết tại sao bọ que Lord Howe có thể đến được đảo Ball’s Pyramind. Có 2 con bọ que Lord Howe ở hòn đảo này được giới khoa học đặt tên là “Adam” và “Eve”, sau đó gửi đến Vườn thú Melbourne để gây giống. Năm 2003, tin vui xuất hiện khi trứng của chúng bắt đầu nở. Đến năm 2006, số lượng cá thể bọ que Lord Howe nuôi nhốt đạt đến con số 50, cùng hàng ngàn trứng đang chờ nở. Năm 2008, con số tăng vọt lên 700 con và 11.376 trứng. Hiện tại bọ que Lord Howe chủ yếu nuôi ở Bảo tàng Victoria và vườn thù San Diego, Bristol. Có 20 con bọ que đã được trả lại sống trên đảo Lord Howe.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù