Loài ếch khổng lồ có cách xây “bể bơi nòng nọc” độc đáo
Liên Xô từng lên kế hoạch hủy diệt Mỹ bằng “bom sóng thần” / Động trời kế hoạch ám sát Hitler của Đức quốc xã
Ếch Goliath.
Mặc dù loài ếch lớn nhất thế giới này nổi tiếng là loài sinh trưởng mạnh, có khả năng nhảy cao và là nguồn thức ăn cho các bữa ăn thịnh soạn của con người nhưng hành vi sinh sản của chúng vẫn còn là một bí ẩn khó lý giải.
Tuy nhiên, hiện tại, các nhà khoa học nghĩ rằng họ đã khám phá ra cách loài sinh vật rừng xanh này chăm sóc cho con của chúng: đó là xây dựng “bể bơi” riêng cho các con của mình.
Thông thường, ếch đẻ trứng ở bất cứ đâu trong khu vực xung quanh nơi ở của chúng: những phiến lá, cành cây hay thậm chí là trên mặt đất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, trong quá trình săn tìm loài ếch Goliath dọc đoạn sông Mpoula dài 400m ở phía Tây Cameroon, đã phát hiện một cảnh tượng kỳ lạ: những ô nước trống nằm rải rác trên những phiến đá ven bờ - nơi mà một cách thần kỳ không hề có sự tồn tại của những phiến lá rụng, sỏi đá và những mảnh vụn vương vãi như đáng ra tự nhiên phải có. Chẳng mấy chốc, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện thêm những “bể bơi” khác nằm trên dòng nước.
Một số “bể bơi” đã trống rỗng. Một số khác thì đầy nhóc các bé nòng nọc. Sau khi tình cờ phát hiện, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng trước mắt họ chính là những tổ ếch Goliath. Theo báo cáo trên Tạp chí Lịch sử Tự nhiên (Journal of Natural History), họ đã tìm thấy tổng cộng 22 tổ ếch, 14 tổ trong số đó chứa đến 3,000 trứng mỗi tổ. Một vài tổ còn có nòng nọc ở các độ tuổi khác nhau. Điều này cho thấy ếch Goliath đã tái sử dụng các “bể bơi” này. Khi các nhà nghiên cứu quay phim một tổ trứng qua đêm bằng máy quay time-lapse hồng ngoại, họ thấy một con bố mẹ trông chừng con non của mình cho đến tận khi bình minh để bảo vệ con mình khỏi những loài săn mồi ban đêm.
Các nhà nghiên cứu cũng cho hay loài ếch Goliath, có khả năng là những con đực lớn hơn, đã tự mình đào những “bể bơi” rộng hàng mét, di chuyển cát và đá nặng tới hai phần ba trọng lượng cơ thể chúng để xây tổ. Dường như có một số con còn sử dụng những thứ chúng đào bới được đem về xây dựng bức tường kiên cố bao quanh “bể bơi”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nỗ lực xây dựng ấn tượng này – cùng với việc trông chừng trứng qua đêm – đã khẳng định mức độ bảo vệ cao đến bất thường của loài ếch này với con của mình. Điều này cũng có thể là lý giải cho việc tại sao loài ếch này lại phát triển to đến thế: Con ếch càng lớn, khả năng xây dựng càng cao và càng bảo vệ tốt hơn cho những con nòng nọc mới nở, dễ tổn thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc