Loài ếch nhỏ nhất thế giới nghe bằng... mồm
Đem ếch ra mổ, đầu bếp phát hiện sự lạ hãi hùng / Vĩnh Long: Ầm ầm đi xem "quái vật" lạ vằn như cá sấu, đầu như ếch
Loài ếch nhỏ bé chỉ sinh sống trên đảo Seychelle vùng Gardiner của nước Mỹ này có chiều dài chỉ khoảng 1 cm. Loài sinh vật không có tai này có thể nghe được bằng cách kết hợp vòm miệng và các cơ quan bên trong để truyền âm thanh vào tai trong. Phát hiện này của các nhà khoa học được đăng trên tạp chí Proceedings của Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ.
Loài ếch này chỉ dài khoảng 1 cm
Hầu như tất cả các loài ếch đều không có tai ngoài, tuy nhiên chúng có một tai giữa với màng nhĩ nằm ở trên đỉnh đầu. Sóng âm tạo ra các rung động ở màng nhĩ và được truyền tới tai trong thông qua xương nhỏ. Lúc này tai trong sẽ sử dụng các tế bào lông để chuyển âm thanh thành các xung điện truyền tới não.
Trước đây, các nhà khoa học vẫn tin rằng các loài sinh vật không thể nghe được âm thanh nếu không có tai giữa. Họ tin tưởng điều này bởi 99,9% sóng âm tới được một con vật thông qua các sóng phản xạ ở trên da. Điều đó đồng nghĩa với việc những loài vật không có tai giữa sẽ bị coi là “điếc”.
Nhà nghiên cứu Renaud Boistel thuộc Đại học Pointiers ở Pháp cho biết: “Tuy nhiên, chúng ta biết có những loài ếch tuy vẫn kêu ộp oạp nhưng lại không có tai giữa để nghe thấy tiếng kêu của nhau. Đây quả là một mâu thuẫn.”
Để kiểm tra lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã dựng lên một hệ thống thu phát trên đảo Seychelle và phát những băng ghi âm các “bài hát” của ếch cái. Những bài hát này sẽ khiến những con ếch đực trả lời. Điều này chứng tỏ loài ếch trên đảo này có thể nghe thấy các âm thanh được phát qua hệ thống loa.
Ếch Seychelle có thể nghe được mà không cần tai giữa
Sau đó các nhà nghiên cứu tìm cách giải mã bí ẩn tại sao những con ếch “điếc” này có thể nghe thấy âm thanh. Người ta đặt ra giả thuyết rằng loài sinh vật lưỡng cư nhỏ bé đã tồn tại hàng triệu năm này sử dụng một màng nhĩ phụ để truyền dẫn âm thanh qua phổi của mình. Một giả thuyết khác là chúng sử dụng các cơ kết nối xương đai ngực với khu vực tai trong.
Vì kích cỡ quá nhỏ bé của loài ếch này nên các nhà nghiên cứu phải chụp X quang các mô mềm và xương của chúng dưới kính hiển vi để xem bộ phận nào của cơ thể truyền dẫn âm thanh vào tai trong. Kết quả cho thấy không một giả thuyết nào đặt ra ở trên là đúng đắn.
Sau nhiều lần thí nghiệm liên tiếp họ mới phát hiện ra rằng âm thanh bị giữ lại thông qua đầu của chúng. Các thí nghiệm cho thấy miệng của loài sinh vật nhỏ bé này đóng vai trò như một máy khuếch đại để truyền dẫn sóng âm. Thế nên về bản chất loài ếch này gần như có khả năng nuốt âm thanh.
Nhà nghiên cứu Boistel giải thích: “Sự kết hợp giữa khoang miệng và xương cho phép ếch Seychelle có thể tiếp nhận âm thanh một cách hiệu quả mà không cần đến màng nhĩ ở tai giữa. Ông cho biết vì loài ếch này sinh sống ở khu rừng nhiệt đới hẻo lánh trên đảo Seychelle từ cách đây 47 tới 65 triệu năm nên các chức năng nghe này là một “yếu tố sống còn trong các dạng sinh vật sống tại siêu lục địa Gondwana cổ đại.”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối