Khám phá

Loài gỗ “huyền thoại” chỉ Việt Nam và một quốc gia khác sở hữu: Giá đắt đỏ, có tiền cũng chưa chắc mua nổi

DNVN - Trên thế giới có một loài cây gỗ quý hiếm đến mức dù bạn có xếp tiền thành núi cũng khó mà mua được, và thật tự hào khi Việt Nam chính là một trong hai quốc gia hiếm hoi sở hữu “báu vật sống” này. Đó chính là bách vàng (Callitropsis vietnamensis), hay còn được gọi với cái tên đầy kiêu hãnh hoàng đàn vàng Việt Nam.

CLIP: Bị báo tuyết tóm được, dê núi vẫn có màn tẩu thoát khó tin / Tại sao khi mang thai, con người không thể vận động mạnh còn động vật vẫn có thể chạy nhảy mà không bị gì?

Cây bách vàng.

Cây bách vàng.

Lần đầu tiên bách vàng được phát hiện vào tháng 10/1999 tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ban đầu, các nhà khoa học xếp nó vào chi Xanthocyparis, nhưng sau này đã chuyển sang chi Callitropsis do phát hiện ra mối quan hệ cực kỳ gần gũi với bách Nootka (Callitropsis nootkatensis). Tuy nhiên, không giống với "người anh em" bên kia bán cầu, bách vàng lại có sự phân bố siêu hạn chế và số lượng cá thể ngoài tự nhiên thì... đếm trên đầu ngón tay, khiến nó nhanh chóng được đưa thẳng vào Sách Đỏ của IUCN với cấp độ “Cực kỳ nguy cấp” (Critically Endangered). Theo thống kê mới nhất, cả thế giới chỉ còn khoảng 1.000 cây bách vàng hoang dã – một con số nghe thôi đã thấy "thót tim".

Điều làm nên sự khác biệt có 1-0-2 của bách vàng chính là kiểu lá siêu dị. Trên cùng một cây, bạn sẽ bắt gặp cả hai loại lá: vừa có lá hình vảy dẹt nhọn mọc xen kẽ, lại vừa có lá kim dài, dẹt xếp thành từng vòng bốn lá. Quả của cây thì hao hao giống hoàng đàn giả, nhưng nếu tinh mắt sẽ thấy khác biệt rõ ràng: nón quả của bách vàng chỉ có 4 vảy mọc từ gốc cành lá chứ không phải từ đỉnh cành. Loài cây này thường "chọn mặt gửi vàng" ở những vùng núi đá vôi cheo leo, độ cao từ 700 đến 1.500 mét, nơi khí hậu nắng mưa thất thường nhưng cũng cực kỳ lý tưởng cho sự phát triển độc đáo của nó.

Gỗ bách vàng thì khỏi phải bàn: vừa tỏa ra mùi thơm đặc trưng khó cưỡng, lại có khả năng chống mối mọt tự nhiên cực đỉnh. Với giá trị đặc biệt đó, từ xa xưa, đồng bào địa phương đã xem gỗ bách vàng như một vật phẩm linh thiêng, chuyên dùng để chế tác đồ thờ cúng hoặc những thứ liên quan đến tâm linh, với niềm tin rằng hương thơm của nó có thể bảo quản thi hài. Cũng chính vì giá trị kinh khủng này mà các cây lớn ở độ cao thấp đã bị khai thác gần như tận diệt, giờ đây, phần lớn chỉ còn lại những cây nhỏ, lùn và không mấy đẹp đẽ. Đau lòng nhất, cây bách vàng to nhất ghi nhận hiện tại cũng chỉ có đường kính tầm 40 cm mà thôi.

 

Mặc dù bách vàng vẫn còn khả năng ra nón và kết hạt tự nhiên, nhưng "tin buồn" là không thấy sự xuất hiện của các cây non. Điều đó có nghĩa là, nếu không có các biện pháp bảo tồn kịp thời và quyết liệt, tương lai của loài cây quý hiếm này vẫn cực kỳ bấp bênh. Thật sự, việc bảo vệ bách vàng bây giờ không còn là câu chuyện riêng của Việt Nam nữa, mà là trách nhiệm chung của cả thế giới. Bởi nếu để mất đi một loài cây "vàng mười" như thế này, đó sẽ là tổn thất không thể nào bù đắp cho kho tàng đa dạng sinh học toàn cầu.

Phùng Trang (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm