Loài nấm đặc biệt, có khả năng tiêu diệt được rác thải nhựa
Các chuyên gia mới đây đã tìm ra “chiến binh” đặc biệt được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn nạn rác thải nhựa hủy hoại môi trường – đó là loài nấm.
Cận cảnh xác ướp sư tử nguyên vẹn 50.000 năm ở Siberia / Tìm thấy 800 ngôi mộ Ai Cập 4.000 năm ở "thành phố của người chết"
Các nhà nghiên cứu tại Vườn thực vật hoàng gia Anh Kew đã nghiên cứu loài nấm mọc lên trong bãi rác ở Pakistan mang năng lực đặc biệt tàn phá nhựa.
Các nhà khoa học khám phá ra khả năng mới của loài nấm, đó là tiêu hủy rác thải nhựa. Ảnh: Daily Mail
|
Trong khi ở môi trường tự nhiên rác thải nhựa phải mất hàng trăm năm mới tiêu hủy thì loài nấm này có thể tác động đẩy nhanh tiến trình chỉ qua vài tuần. Từ đây, các nhà nghiên cứu kỳ vọng loại nấm tại Pakistan này có thể là lời giải cho bài toán về ô nhiễm nhựa.
Ngoài ra, một số loài nấm còn được cho có khả năng “dọn sạch” những khu vực nhiễm chất thải phóng xạ.
Giám đốc khoa học tại Vườn thực vật hoàng gia Anh Kew – giáo sư Kathy Willis nhận định: “Loài nấm có tiềm năng giải quyết những vấn đề quan trọng của chúng ta. Sự hiểu biết về loài nấm của chúng ta còn khá nhỏ so với động vật và thực vật”.
Tờ Daily Mail (Anh) đưa tin trong năm 2017 có hơn 2.000 loài nấm mới được phát hiện. Trên thế giới có tổng cộng 3 trệu loài nấm.
Khoảng 350 loài nấm có thể trở thành thực phẩm. Ngoài ra, ngành dược cũng tận dụng nấm để sản xuất thuốc.
Trên thực tế nhiều loại nấm phải đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn do ô nhiễm, thay đổi khí hậu, mất môi trường sống… Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên và động vật hoang dã.
Theo Tin tức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản
Cột tin quảng cáo