Loài ong lớn nhất thế giới tưởng tuyệt chủng vừa được phát hiện lại ở Indonesia
Các nhà khoa học tiến gần hơn tới việc giải mã bí ẩn của kì quan thế giới Stonehenge / Israel phóng tàu vũ trụ đầu tiên lên Mặt Trăng
Các nhà khoa học và bảo tồn quốc tế đã bắt đầu một cuộc thám hiểm tại Indonesia để tìm loài ong khổng lồ Wallace. Đây là loài ong lớn nhất thế giới với sải cánh dài hơn 6 cm và lớn hơn khoảng bốn lần so với một con ong mật châu Âu.

Trong suốt những ngày tìm kiếm, nhóm nghiên cứu tưởng chừng đã hết hi vọng. Cho đến ngày cuối cùng trong một điểm dừng năm ngày ở khu vực khá đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một con ong khổng lồ Wallace duy nhất sống trong một tổ mối trong một cái cây cách mặt đất 2,5m.
Các nhà nghiên cứu nhanh chóng đã tìm cách chụp lại hình ảnh con ong cực hiếm tưởng chừng đã tuyệt chủng trong tự nhiên này. Theo mô tả, khi loài ong khổng lồ này cất cánh, tiếng cánh khổng lồ của nó rít lên khá lớn.
Loài côn trùng có kích thước bằng ngón tay cái này được đặt theo tên của Alfred Russell Wallace, một nhà nghiên cứu đã đóng góp cho thuyết tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên và là người đầu tiên phát hiện ra loài ong cách đây hơn một thế kỷ với mô tả nó là một loài côn trùng to lớn màu đen, có hàm giống như một con bọ cánh cứng.
Con ong không được phát hiện trở lại cho đến năm 1981 khi nhà côn trùng học Adam Messer lần đầu tiên mô tả hành vi của nó, bao gồm cách làm tổ trong các gò mối và thu thập nhựa cây để ngăn chặn tổ của nó trong hàng rào chống mối mọt .
Nhóm nghiên cứu cho biết khám phá của họ cho thấy hy vọng rằng trong các khu rừng thế giới có thể còn chứa nhiều mẫu vật của loài sinh vật quý hiếm và các loài khác bị mất trong khoa học có thể đang trú ngụ trong các vùng xa xôi trên khắp thế giới.
Thực tế, các loài côn trùng trên khắp thế giới có thể đang trên bờ vực sụp đổ thảm khốc. Theo một phân tích được công bố hồi đầu tháng 2/2019, có tới 40% các loài côn trùng trên thế giới đang phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán
CLIP: Dù sắp mất mạng do trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm vẫn khiến đối thủ chết theo mình
CLIP: Tham lam nuốt chửng dê núi, trăn ngấm suýt chết