Loài rắn hổ mang kịch độc được dùng làm vũ khí chiến tranh thời cổ đại
Hé lộ cuộc sống của bộ lạc biệt lập lớn nhất thế giới giữa rừng Amazon / CLIP: Cá sấu thoải mái đi dạo ở khu dân cư đông người và cái kết
Mặc dù trong suốt 80 năm qua, loài hổ mang sa mạc chưa từng được ghi nhận chính thức tại Italia, nhưng người dân địa phương vẫn báo cáo về sự xuất hiện của chúng, làm dấy lên nghi vấn rằng loài rắn này vẫn tồn tại trên đảo Sicily.
Các chuyên gia nghiên cứu rắn đã phát hiện nhiều chi thuộc họ rắn hổ cát, điển hình là loài Eryx jaculus, thường sinh sống tại các khu vực cồn cát và rừng cây quanh khu du lịch nghỉ dưỡng Licata, nằm bên bờ biển phía Nam đảo Sicily.
Giới khoa học tin rằng, trong các cuộc chinh phạt thời cổ đại, đế quốc Hy Lạp đã tận dụng loài rắn này như một loại vũ khí sinh học khi tấn công và giành quyền kiểm soát hòn đảo.
Khu vực phát hiện rắn hổ sa mạc nằm gần hai pháo đài cổ, trong đó một pháo đài được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, pháo đài còn lại có niên đại từ thế kỷ 4 sau Công nguyên.
Theo các chuyên gia, rắn hổ sa mạc không chỉ xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo của Hy Lạp cổ đại mà còn được sử dụng như một vũ khí chiến tranh lợi hại.
Việc phát hiện hóa thạch của loài rắn này ở Italy đã được công bố trên tạp chí khoa học Acta Herpetogica vào ngày 31/12/2015.
"Người Hy Lạp từng sử dụng rắn như những mũi lao tẩm độc, phóng chúng vào tàu đối phương để gây hoảng loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho đợt tấn công quyết định", nhóm nghiên cứu chia sẻ với hãng thông tấn ANSA.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy tổng cộng sáu cá thể rắn, bao gồm ba con còn sống và ba con đã chết do bị xe cộ cán qua.
Họ khẳng định loài rắn này đã tồn tại trên đảo Sicily suốt hàng trăm năm, nhưng hiếm khi bị phát hiện do tập tính săn mồi ban đêm, sống ẩn mình dưới lòng đất và có xu hướng tránh né con người.
Ngoài Sicily, rắn hổ sa mạc còn được tìm thấy ở Hy Lạp, khu vực phía Nam Balkan, Bắc Phi và Trung Đông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài chim khiến cả sư tử và hổ cũng phải dè chừng!
Giải mã nguyên nhân rắn đã ngậm rượu cả năm vẫn lao ra tấn công người khi mở nắp
CLIP: Báo hoang đột nhập nhà dân, ra tay chớp nhoáng bắt chó trong tích tắc
Vì sao mũ của vua chúa lại thường có một tấm mành che trước mặt?
CLIP: Chó nhà dũng cảm một mình đối đầu bầy sói – Cái kết khiến ai cũng bất ngờ
Ông lão nhặt được viên đá mọc 'tóc trắng', sau đó phải lập tức phong tỏa toàn bộ ngôi làng, vì sao?
Ảnh minh họa