Loài rắn kịch độc đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa
Theo IB Times, rắn hổ là trường hợp đặc biệt trong suốt quá trình tiến hóa hàng triệu năm của loài rắn.
Trong tự nhiên, kẻ đi săn và con mồi sẽ bị cuốn vào một cuộc "chạy đua vũ trang". Những kẻ đi săn sẽ phát triển vũ khí để giết mồi, còn con mồi thì phải tiến hóa để kháng lại.
Nhưng nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
Sự đông máu được hình thành bởi nhiều chuỗi enzyme dài và phức tạp, hoạt động ở mức cân bằng hoàn hảo.
Khi các đột biến gen xảy ra gây rối loạn quá trình này, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm, ví dụ như mắc chứng máu khó đông. Các protein như prothrombin không hề thay đổi trong suốt quá trình các giống loài tiến hóa.
Khi tổ tiên rắn hổ có được loại độc tấn công prothrombin, con mồi không có cách nào kháng độc vì ảnh hưởng đến tính cân bằng của chức năng đông máu. Một lợi thế nữa của rắn hổ là prothrombin tồn tại trong nhiều loài sinh vật, biến nọc độc của rắn hổ trở thành một thứ vũ khí vô cùng hiệu quả.
"Cơ chế đông máu của chúng ta được bảo tồn một cách đáng ngạc nhiên, hơn bất cứ chức năng sinh lý nào khác. Điều này cũng tương tự với nhiều loài vật khác, từ loài lưỡng cư đến chim và động vật có vú", tác giả nghiên cứu Bryan Fry nói trên IB Timess.
Nghiên cứu được tiến hành trên 16 quần thể rắn hổ ở miền nam nước Úc và tất cả đều có loại độc như nhau. Ba nhóm rắn khác thuộc họ gần với rắn hổ cũng có chung loại độc này.
Ngày nay, dựa vào đặc tính này của rắn hổ mà các nhà nghiên cứu có thể phát triển loại thuốc giải độc phù hợp, không lo ngại đến trường hợp nọc độc của rắn hổ biến đổi.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức
CLIP: Báo hoa mai "liều ăn nhiều" hạ gục cá sấu với kỹ năng săn mồi đỉnh cao