Khám phá

Loài rắn nước kỳ lạ có 'hai sợi râu' ở Việt Nam

Loài rắn râu có tên khoa học là Erpeton tentaculatum Lacepede, từ đầu mũi chúng mọc ra hai xúc tu trông như 'hai sợ râu'.

Ảnh minh họa.

Đây là loài rắn nước khá nhỏ, dài trung bình khoảng 50 đến 90 cm. Rắn râu sử dụng cặp xúc tu của chúng như một loại mồi nhử các loài cá đến gần.

Theo thông tin trên Sinh vật rừng Việt Nam, đầu rắn khác biệt, vảy thân gồ lên rất nhiều và bụng rất nhỏ. Màu sắc và hoa văn hay biến đổi. Thường trên thân có các đốm màu nâu.

Mặt trên bụng rắn có màu nâu vàng khi chúng sống ở những nơi nước ngọt phẳng lặng có môi trường axit. Mỗi lứa đẻ từ 5 - 13 con, rắn con dài từ 20 - 24 cm và giống như rắn truởng thành.

Mỗi lứa, rắn râu đẻ từ 5 - 13 con

"Loài rắn quyến rũ này sống ở đồng bằng, nơi có nhiều ao hồ và đầm lầy. Chúng thường hoạt động kiếm ăn vào ban ngày. Tại Việt Nam, rắn có ở Sông Bé (Thủ dầu Một), Tây Ninh, Long An (Tân Thạnh, Long An), Kiên Giang (Hà Tiên).

Trên thế giới, loài rắn này có mặt ở miền Trung phía Nam bán đảo Thái Lan, Campuchia và Malaysia" - tờ Sinh vật rừng Việt Nam viết.

Tờ Sinh vật rừng Việt Nam gọi đây là loài rắn quyến rũ.

Theo tờ Vietnamnet, tốc độ tấn công của chúng cực nhanh và bắt gọn con cá mồi chỉ trong 15 mili giây.

Thế nhưng, phản xạ tuyệt vời và cuộc tấn công chớp nhoáng ấy đôi khi vẫn không đủ để bắt cá, nên rắn râu còn có một thủ thuật thông minh khác nữa để buộc con mồi phải bơi theo hướng nguy hiểm.

Khi thấy một con cá đến gần, rắn lấy thân làm phát ra một tiếng quẫy rất nhỏ khiến cá tưởng có mồi, bơi đến và rơi ngay trước miệng rắn.

Cũng theo nguồn trên, trong số tất cả các loài rắn, rắn râu là loài duy nhất lường trước những phản ứng của con mồi để hành động cho phù hợp. Mặc dù rắn râu có nọc độc nhưng không làm hại người.

Đầu rắn râu. (Ảnh: Wikipedia)

Theo PV/Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo