Theo 'Từ điển Bách khoa', cả 3 loài sứa trên đều là những loài kịch độc. Độc nhất trong số đó là sứa Box (sứa hộp). Một lượng nhỏ độc tố của nó cũng đủ để khiến con người mất mạng.
Theo AFP, nọc độc của sứa hộp gây đau đớn, gây viêm và đau tim nghiêm trọng. Các nhà khoa học từ lâu đã gặp khó khăn trong việc tìm ra cơ chế hoạt động hay thuốc giải cho loại nọc độc có tác dụng nhanh này. Đến nay, không ai biết làm thế nào nọc độc sứa hộp xâm nhập vào tế bào người.
Theo AFP, đến năm 2007, ít nhất 36 loài sứa hộp đã được biết đến. Có những nhóm tạo thành hai bộ và bảy họ. Một số loài mới được mô tả từ đó, và có khả năng loài chưa được mô tả vẫn còn.
Theo nhà hóa sinh Angel Yanagihara tại Đại học Hawaii (Honolulu, Mỹ), Philippines là quốc gia có nhiều người chết vì sứa hộp, khoảng 500 người mỗi năm.
Bỏ qua những loài sứa độc, sứa được xem là một trong những nguồn thực phẩm thông dụng. Đây là nguồn lợi thủy sản có giá trị để xuất khẩu và là món ăn ưa thích như gỏi, nộm, lẩu, canh.
Các nhà khoa học khuyến cáo không nên dùng sứa tươi chế biến các món nộm, sử dụng sứa khi chưa qua sơ chế. Đặc biệt, không nên dùng sứa trong mùa chúng sinh sản, bởi đây là giai đoạn sứa chứa nhiều chất độc nhất. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua 3 lần ngâm trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt mới đem làm món ăn.
Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới. Thậm chí, chúng còn được tìm thấy ở một số hồ nước ngọt và cả trong ao. Đa số loài sứa thường sống ven bờ biển.
Sứa không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương. Da của chúng mỏng đến mức có thể hô hấp qua nó. Sứa là động vật ăn thịt nhưng thụ động. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ, những con sứa khác.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing