Loài thú cổ tuyệt chủng 11 triệu năm bỗng hồi sinh kỳ diệu ở Việt Nam 12 năm trước, khiến cả thế giới chấn động
Chỉ ở Việt Nam mới có 3 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ này! Sở hữu bộ gen 'độc nhất vô nhị' cần được bảo tồn / Loài động vật duy nhất trên thế giới con đực mang thai và sinh con, rất thân quen với người Việt Nam
Ảnh minh họa
Đầu thế kỷ 20, hai nhà khoa học M.F. Robinson và R.J. Timmins thuộc Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế (FFI). Họ tuyên bố đã thu được 12 mẫu của một loài thú gặm nhấm kỳ lạ, khác hẳn những loài thú gặm nhấm hiện tại tên thế giới. Rất nhanh chóng, năm 2005, loài này được xếp vào một họ mới, có tên khoa học là Laonestidae, tức chuột đá Lào.
>> Xem thêm: Loài lợn siêu hiếm nhất thế giới: Từng suýt bị tuyệt chủng, thịt mềm ngon ngang bò Kobe Nhật Bản
Năm 2011, FFI lại cho biết họ đã phát hiện chuột đá Lào còn sống ở vùng rừng núi của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Đặc biệt hơn, đây mới được xem là “thủ phủ” của chuột đá Lào. Tuyên bố này khiến giới khoa học rúng động, tất cả đều đổ dồn sự chú ý vào Phong Nha – Kẻ Bàng của Việt Nam.
>> Xem thêm: Tại sao loài nhện giăng tơ bắt mồi nhưng không bao giờ bị dính vào bẫy của chính mình?
Tuy nhiên, kết quả phân tích lại cho thấy loài chuột ở Phong Nha – Kẻ Bàng dù cùng giống Laonastes nhưng độc lập với chuột đá Lào. Nói cách khác, nó là một loài mới. Vì thế mà chúng được đặt cho cái tên hoàn toàn khác: Chuột đá Trường Sơn, tên khoa học là Laonastes aenigmamus, thuộc giống Laonestes. Đây là đại diện sống duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae được xem là đã tuyệt chủng từ kỷ Miocence, khoảng 11 triệu năm trước. Cũng từ sau khi phát hiện loài này, danh lục Thú Việt Nam nâng lên con số 322 loài.
>> Xem thêm: Đấu trường voi-hổ độc nhất thế giới ở Việt Nam, nơi diễn ra những trận tử chiến ‘vô tiền khoáng hậu'
Đặc biệt hơn cả, chuột đá Lào được giới khoa học xem như “hiệu ứng” hồi sinh của họ Diatomyidae. Nó là hiện tượng liên quan đến các phát hiện hóa thạch sinh vật, sự tái xuất của một bậc phân loại sau thời gian dài hàng triệu năm không có ghi nhận, bị xem là tuyệt chủng.
Hiệu ứng hồi sinh rất hiếm gặp ở các loài thú. Việc phát hiện ra chuột đá Trường Sơn, đại diện sống của họ Diatomyidae là ví dụ điển hình cho hiệu ứng kỳ diệu này.
>> Xem thêm: Loài thú quý hiếm nhất hành tinh có trong ‘Sách đỏ’ đang trên bờ vực tuyệt chủng, cả thế giới chỉ còn 36 con
Được biết, người đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa từng bẫy bắt được chuột đá từ trước đó, xem nó là nguồn thực phẩm trong thời gian thiếu ăn. Người Rục gọi chúng là “ninh cùng”, nhận xét thịt có vị khá đắng nhưng cũng phải ăn tạm khi đói khổ. Sau này, khi đã biết cấy lúa, làm nương, có thực phẩm khác để ăn, họ không còn ăn thịt chuột đá nữa.
Giới khoa học nhận định, chuột đá Trường Sơn hiện này sinh sống không vượt quá 500.000 ha trong vùng giao thoa của vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?