Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
6 loài động vật hiếu chiến nhất thế giới: Việt Nam sở hữu loài nguy hiểm thứ hai, vô cùng đáng sợ / 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới: ‘Ác ma’ nguy hiểm hơn cả cá mập trắng có rất nhiều ở Việt Nam
Năm 2019, dư luận xôn xao khi tạp chí Nature Ecology & Evolution công bố phát hiện cheo cheo lưng bạc ở vùng rừng Trường Sơn. Được biết, trước đó dân làng và cán bộ quản lý rừng từng báo cáo nhìn thấy loài này. Sau khi nắm được thông tin, nhóm nghiên cứu tiến hành đặt bẫy camera và quả thực ghi được hình ảnh của cheo cheo lưng bạc.
Ảnh minh họa
Sự kiện đó gây chấn động giới khoa học trong và ngoài nước. Nhà sinh vật học Nguyễn An, chuyên gia bảo tồn của tổ chức phi chính phủ GWC cho biết: “Đã từ rất lâu, loài vật này dường như chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta… Việc phát hiện chúng vẫn sống sót trong tự nhiên là bước đầu để đảm bảo không mất đi chúng một lần nữa”.
Đến năm 2022, bẫy ảnh ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà cũng ghi nhận được hình ảnh cheo cheo lưng bạc. Như vậy, khu vực các tỉnh phía Bắc cheo cheo lưng bạc không hề tuyệt chủng, chỉ giảm số lượng, nơi cư trú ở phía Nam. Hiện tại, ước tính Việt Nam có dưới 10.000 con cheo cheo lưng bạc, trung bình mỗi năm giảm 3 – 4%.
Cheo cheo lưng bạc, tên khoa học là Tragulus versicolor, được một nhóm nhà nghiên cứu Việt Nam và Nga phát hiện, nhưng đến cuối thế kỷ 20 thì được cho là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Cheo cheo lưng bạc là loại động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới. Kích thước của chúng chỉ ngang con thỏ, rất nhút nhát, cô độc. Loài này đi bằng đầu móng guốc, có hai răng nanh nhỏ, thường chỉ nặng khoảng 4,5kg.
Loài cheo cheo thường ăn lá, chồi cây, thân non, hoa quả, hạt, nấm… Chúng cũng ăn côn trùng như sâu, nhộng, nhưng vẫn ưa quả nhất. Điều đặc biệt, cheo cheo lưng bạc được cho là chỉ còn tồn tại ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cheo cheo là một trong 25 loài mất tích được tìm kiếm nhiều nhất của GWC. Giới khoa học tin rằng sở dĩ chúng biến mất là do môi trường sống không còn, cộng thêm tình trạng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó