Khám phá

Loài thú quý hiếm nhất hành tinh có trong ‘Sách đỏ’ đang trên bờ vực tuyệt chủng, cả thế giới chỉ còn 36 con

Loài thú quý hiếm này không có các cá thể được nuôi nhốt mà chỉ tồn tại trên sa mạc - nơi khắc nghiệt ngoài tự nhiên.

Lão nông dân đào giếng phát hiện 102kg vàng cổ, tưởng rằng đổi đời ai ngờ số tiền nhận được chỉ gần 2 triệu đồng / Loài vi sinh vật bí ẩn sống ở 2.800m dưới lòng đất: Sống ở nơi khắc nghiệt hiếm loài nào tồn tại

Sa mạc Gobi là một nơi ảm đạm; rộng lớn, khắc nghiệt và im lặng. Những cồn cát khổng lồ, hẻm núi đầy băng, lượng mưa rất ít, gió cực mạnh và nhiệt độ từ 46°C vào mùa hè đến -40°C vào mùa đông có nghĩa là bất kỳ sự sống sót nào trên khu vực rộng 1,295 triệu km2 này đều là điều bất ngờ. Tuy nhiên, bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, một số loài vẫn có thể phát triển mạnh ở đây. Sa mạc Gobi là nhà của lạc đà, linh dương, mèo sào, lừa hoang, dê rừng, bò xạ hương, báo tuyết, thỉnh thoảng có chó sói và tất nhiên, một số ít gấu Gobi.

dt_612022107_ho-nuoc-unsplash-11345951

Ảnh minh họa

Đặc biệt, nơi đây là nơi duy nhất có 36 cá thể gấu Gobi còn lại trên thế giới (số liệu cuối năm 2018). Loài gấu này đang đứng trước bờ vực có nguy cơ tuyệt chủng do thiếu nguồn thức ăn. Chúng chủ yếu ăn rễ cây đại hoàng, quả mọng và đôi khi là một số loài gặm nhấm (khoảng 1% tổng lượng ăn vào) song không ăn những thực vật thay thế nhân tạo. Gấu Gobi cũng như bao loại gấu khác, chúng sẽ ăn nhiều thức ăn vào cuối mùa hè và tích trữ lượng mỡ dự trữ cần thiết vào mùa thu để chuẩn bị cho quá trình ngủ đông và sinh sản ở trong hang vào mùa đông.

MM8079_GobiBears_110506_00019-1

Capture

Gấu Gobi được liệt kê là Cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ Mông Cổ về các loài có nguy cơ tuyệt chủng, Hiệp hội Động vật học Luân Đôn và Nhóm chuyên gia về gấu của IUCN. Nó được đưa vào Phụ lục I Các loài (bị đe dọa nghiêm trọng đến mức tuyệt chủng) theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) mà Mông Cổ là một quốc gia ký kết.

MM8079_GobiBears_110506_07843

Chính phủ Mông Cổ và các tổ chức phi chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm bảo vệ loài gấu này. Hồi năm 2014, Chính phủ nước này đã triển khai chương trình quốc gia có tên Mazaalai nhằm bảo vệ gấu Gobi. Theo đó, mỗi năm, chính phủ lại cung cấp 20 tấn thực phẩm bổ sung cho các chú gấu Gobi tại 27 trạm tiếp thức ăn ở sa mạc Gobi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm