Khám phá

Loài tôm phát sáng, chịu nóng 450 độ

Vào tháng 4 năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra một loài tôm kỳ lạ dưới đáy biển Cayman ở phía nam quần đảo Cayman, thuộc vùng biển Caribe. Loài tôm này không có mắt, nhưng lưng chúng có thể phát sáng giúp chúng bơi lội dưới đáy biển sâu và tối. Đặc biệt hơn là loài tôm này có thể chịu được nhiệt độ lên tới 450 độ C.

CLIP: Ốc biển 'giận tím người' vì bị tôm càng cướp mất mồi ngon / CLIP: Cận cảnh đàn tôm 'diễu hành' khi Mặt Trời lạnh

Loài tôm này có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 3cm. Ảnh: Daily Mail.

Theo Daily Mail, những người dẫn đầu nhóm nghiên cứu này là tiến sĩ Doug Connelly thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Southampton và tiến sĩ Jon Copley thuộc Đại học Southampton. Tiến sĩ Connelly và Copley phát hiện tại đáy biển ở độ sâu 5 km so với mực nước biển có rất nhiều miệng thủy nhiệt được gọi là “ống khói đen” (black smoker).

Black smoker (những cột khói đen) có cấu trúc giống như những ống khói, nhiệt độ nước ở đó là rất cao. Nước nóng phun trào lên từ dưới lòng đại dương và hòa tan vào nước biển lạnh giá. Những khoáng chất kết tinh trong suốt quá trình hoạt động của nó có một màu đen vì vậy người ta mới gọi đây là những cột khói đen.

Tuy nhiên, bất chấp điều kiện môi trường rất khắc nghiệt xung quanh những miệng thủy nhiệt này, hai nhà khoa học vẫn thấy hàng ngàn con tôm kỳ lạ với ánh sáng trên lưng. Những con tôm này tụ tập thành từng đàn lớn, ước tính có khoảng 2.000 con trên mỗi mét vuông xung quanh một cột đá hình chóp cao 6 mét ở gần miệng thủy nhiệt.

Những con tôm này không có mắt tuy nhiên lưng của chúng có một bộ phận có khả năng phát sáng giúp chúng có thể di chuyển dưới đáy biển sâu và tối. Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc chính là, loài tôm này có thể tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt tại một miệng phun thủy nhiệt.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa thể đo nhiệt độ trực tiếp tại các miệng thủy nhiệt, song theo những tài liệu nghiên cứu trước đó thì nhiệt độ tại đây có thể nóng hơn 450 độ C. Với nhiệt độ này, ngay cả kim loại như chì cũng có thể bị nung chảy. Đó là còn chưa kể tới việc môi trường nước tại các miệng thủy nhiệt thường có nồng độ axit rất cao.

 

Chúng sống thành từng đàn lớn quanh các mỏm đá. Ảnh: Daily Mail.

Tiến sĩ Connelly cho biết, họ đang tiến hành nghiên cứu cơ quan phát sáng đặc biệt trên lưng của loài tôm này đồng thời so sánh loài tôm này với các động vật tại những miệng thủy nhiệt khác từ đó tìm hiểu quá trình tiến hóa và phân bố của các loài động vật dưới đáy biển.

Ngoài loài tôm có khả năng phát sáng và chịu nhiệt kỳ lạ này, các nhà khoa học còn phát hiện tại vùng biển này nhiều loài động vật khác như một loài cá giống rắn, loài ốc chưa từng được thấy trước đây và một loài giáp xác có hình dáng giống như con bọ được gọi là amphipod.

Những phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm