Khám phá

Loài vật nào có tới 25.000 chiếc răng?

Tùy vào đặc tính sinh học của từng loài mà những chiếc răng lại có hình dáng, cấu tạo và số lượng khác nhau. Loài vật nào có tới 25.000 chiếc răng.

Nể phục 5 loài vật có khả năng dự đoán thiên tai chuẩn xác / Loài vật nhỏ bé khiến trăn, rắn khổng lồ khiếp sợ

Ốc sên là loài động vật có vỏ, thân mềm sống cả trên cạn và dưới biển. Chúng ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là lá cây, côn trùng nhỏ và mùn bã hữu cơ. Thật ngạc nhiên khi loài động vật chậm chạp, không phải cắn xé thịt như ốc sên lại có số lượng răng khổng lồ: từ 14.000-25.000 chiếc răng tùy loài.

Răng của ốc sên không thực sự là "răng", theo nghĩa đen là cứng và có cấu tạo giống răng người và nhiều loài động vật khác mà đó là những chiếc gai mềm. Những chiếc gai này xếp thành dải dài bên trong một khoang gọi làradulavà hoạt động như một chiếc cưa tròn.

Ảnh minh  họa.
Ảnh minh họa.

Khi ăn, con ốc sên bò lên trên, nhô radula ra ngoài "cào" lên thức ăn và cuốn vào bên trong. Sau đó, những chiếc răng (gai) xé nhỏ và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào bên trong.

Hàng nghìn chiếc răng được xếp thành dãy, mỗi dãy khoảng 100 chiếc. Khi một hàm răng bị mòn, các hàm phía sau sẽ được đẩy dần lên phía trước trong vòng 4 đến 6 tuần.

Trong tất cả các giống ốc sên, thìlimpets- một loại ốc sên biểnkích thước nhỏ được đánh giá là có những răng từ protein và các sợi nano khoáng chất gọi làgoethite. Các nhà khoa học đánh giá chúng thậm chí còn mạnh hơn cả tơ nhện, có khả năng trở thành vật liệu sinh học bền nhất trên Trái đất.

Ốc sên có mắt nhưng không thực sự có thị giác

 

Bên cạnh đó, ốc sên có mắt nhưng không thực sự có thị giác. Chúng không quan sát và định hướng môi trường bằng cách nhìn mà theo xúc giác.

Ốc sên có thể cảm nhận được mùi của thức ăn ở khoảng cách vài mét và điều hướng một cách chính xác tới kỳ lạ đến nơi đó vào ban đêm và trở về nơi trú ẩn khi mặt trời sắp mọc.

Ốc sên là loài sinh sản lưỡng tính. Chúng đẻ trứng và có thể tự thụ tinh cho trứng. Các nhà khoa học cho rằng việc di chuyển chậm chính là một yếu tố khiến ốc sên tiến hóa khả năng sinh sản theo hướng này. Khi gặp một con ốc sên khác, chúng có thể trở thành con đực hoặc con cái để phù hợp với đối phương khi giao phối.

Ốc sên biển tự chuyển giới khi có sự va chạm thể xác

Ốc sên biển đực sẽ tự biến mình thành con cái khi có sự va chạm thể xác với cùng một cá thể ốc sên biển đực khác.

 

Những loại động vật có hai giới tính hoặc tự biến đổi giới tính lúc trưởng thành không phải là hiếm nhưng loài sên biển kì lạ này lại chuyển giới khi có một con sên khác va chạm vào mình.

Trong những nghiên cứu trước đó các nhà khoa học thấy rằng loài ốc sên biển (slipper limpet) ra đời với giới tính đực và đến một thời điểm chúng sẽ tự biến mình thành con cái.

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ trên tạp chí The Biological Bulletin vào đầu tháng 12 cho thấy rằng sự va chạm giữa hai cá thể ốc sên đực chính là tác nhân khiến cho chúng chuyển đổi giới tính. Theo đó con to hơn sẽ chuyển giới sớm hơn con nhỏ.

Ốc sên biển nhiệt đới thường sống ở những rãnh đá dọc bờ biển, chúng thường ăn các sinh vật phù du có trong môi trường sống của mình và thường tập trung thành từng nhóm có cả con đực và con cái để tiến hành giao phối.

Dương vật của ốc sên biển gắn ở đầu và lớn hơn cả thân thể của chính nó. Cơ chế này là để giúp cho chúng có thể vươn dài qua lớp vỏ che chắn cơ quan sinh dục của con cái.

 

Sau khi thực hiện hành vi giao phối với những con cái khác, những cá thể ốc sên đực sẽ tự biến đổi giới tính để thực hiện chức năng sinh sản. Dương vật của chúng co rút lại đồng thời phát triển một cơ quan sinh dục nữ mới.

Các nhà khoa học cho rằng với sự biến đổi giới tính luân phiên như vậy loài ốc sên biển này có thể tận dụng tối đa khả năng sinh sôi nảy nở cho giống nòi của mình.

Để kết luận được điều này các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm đó là cho hai cá thể ốc sên biển đực đặt chung và tiếp xúc nhau trong một cốc nước biển. Sau một thời gian, cá thể ốc sên biển lớn có sự phát triển và biến đổi thành con cái sớm và rõ rệt hơn so với cốc nước thử nghiệm khác không cho hai cá thể đực tiếp xúc với nhau.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên do của khả năng kì lạ này bởi ốc sên biển là loài nhuyễn thể dễ chịu những tác động của các chất hóa học có từ nước biển.

Rachel Collin, nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonia, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

 

"Đây là một phát hiện bất ngờ khi trước đó ốc sên biển được coi là chuyển giới do các tín hiệu từ nước, nhưng thực tế chúng đã xảy ra những biến đổi phức tạp khi có sự tiếp xúc lẫn nhau."

1001 thắc mắc: Loài vật nào có tới 25.000 chiếc răng? - ảnh 1 Loài sên ăn thịt có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, đang phát triển mạnh tại Anh.

Kì lạ loài ốc sên ăn thịt

Loài ốc sên khổng lồ này có thể dài 15cm, chỉ ăn thịt và miễn dịch với nhiều loại thuốc trừ sâu bọ.

Loài sên ăn thịt mới vốn được lai tao từ loài sên khổng lồ Tây Ban Nha. Chúng phát triển rất nhanh, bắt nguồn từ phía Nam nước Anh.

Các biện pháp diệt côn trùng bình thường đều vô hiệu với loài sên này. Chúng cũng không có thiên địch ở Anh. Chính vì thế, gần như không có gì ngăn cản loàisên khổng lồsinh sôi.

 

Loài sên khổng lồ này xuất hiện tại Anh từ năm 2012.

Loài sên khổng lồ dài 15cm có thể ăn bọ cánh cứng, ốc sên, lá cây, xác động vật,… Chúng ăn tạp, sinh sản nhanh. Chúng có khả năng tiết ra chất nhờn khiến nhím, chim chóc không dám đến gần.

Theo các chuyên gia, cách tiêu diệtsên ăn thịtlà bắt ngâm chúng trong nước xà phòng qua đêm rồi chôn chặt xuống đất.

Mộtcon sên ăn thịt có thể đẻ 400 trứng/năm, gấp đôi các giống sên bình thường. Cho đến nay, đã có báo cáo ghi nhận sên ăn thịt đã xuất hiện ở London.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm