Loạt ảnh hiếm của công viên lâu đời nhất Hà Nội thuở sơ khai
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách / AI khôi phục chân dung Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên, nhan sắc thế nào mà khiến ai cũng kinh ngạc
Trải qua hơn 130 năm Công viên Bách Thảo đến nay vẫn giữ nguyên sứ mệnh trở thành địa chỉ bảo tồn các nguồn thực vật quý của đất nước, không chỉ vậy đây còn là điểm đến, điểm tham quan được không chỉ người dân Hà Nội mà cả du khách nơi khác ghé thăm khi tới du lịch thủ đô.
Vườn Bách Thảo Hà Nội là nơi bảo tồn các nguồn thực vật quý của đất nước.
Trước đây không có điện thoại thông minh như hiện tại nhưng nhà thực vật học người Pháp - Henri Paul Lecomte (1856-1934) đã dùng máy ảnh chụp lại những bức ảnh về thuở sơ khai của vườn Bách Thảo Hà Nội - công viên lâu đời nhất thủ đô. Đây là những bức ảnh quý giá, hiếm hoi để chúng ta nhìn lại hình ảnh cũ của công viên lâu đời nhất của Thủ Đô.
Lối vào vườn Bách Thảo Hà Nội lúc khu vườn mới thành lập. Ngày nay khu vực này là Quảng trường Ba Đình. Công trình bên trái là cổng vườn Bách Thảo, nằm ở phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện tại. Bên phải là Phủ Toàn quyền, nay là Phủ Chủ tịch.
Khung cảnh bên trong vườn Bách Thảo Hà Nội xưa. Hình ảnh hàng cây, ghế đá, hồ nước, lối đi rộng rãi… không khác nhiều so với vườn Bách Thảo thời nay.
Khu nhà kính của vườn Bách Thảo. Khu vườn được thành lập năm 1890, quanh một hồ nước đẹp đã có từ lâu đời.
Thuở sơ khai, vườn có diện tích trên 33 ha
Khu vườn là nơi sưu tập các loài thực vật phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương.
Ngoài các loại cây sẵn có, các nhà khoa học còn đưa về vườn các giống cây bản địa quý hiếm từ Bắc chí Nam cũng như trồng thí nghiệm các loài thực vật lạ từ nhiều vùng trên thế giới.
Trải qua nhiều thập niên, vườn Bách Thảo dần dần thu hẹp do quá trình đô thị hóa.
Diện tích vườn còn trên 10 ha, nằm trong địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc