Khám phá

Loạt rắn độc dị nhất, có con bạn chẳng tưởng tượng nổi

Có rất nhiều loài rắn trong tự nhiên, có cả rắn độc và không độc, thậm chí có những loài rắn độc lạ vô cùng, bạn sẽ chẳng thể nào tưởng tượng ra được đâu.

Rắn ngũ sắc. Đây là loài rắn được coi là đẹp nhất trên thế giới. Loài này được tìm thấy ở vùng núi của Ấn Độ, hiếm được nhìn thấy trong tự nhiên. Phần lưng của nó mang sắc màu óng ánh và vùng bụng bị ngăn cách bởi một sọc màu vàng rực rỡ. Có thể thấy, trong tự nhiên có những loài rắn độc lạ vô cùng.

Leptotyphlops carlae - loài rắn nhỏ nhất thế giới. Nó nhỏ đến nỗi có thể nằm cuộn tròn trên đồng 25 xu của Mỹ. Con rắn trưởng thành dài chưa đầy 10 cm, chiều rộng chỉ bằng khoảng một sợi mỳ spaghetti.

Rắn mọc râu cực dị. Thực chất, đó là một loài thuộc họ rắn nước có đặc điểm kỳ dị, từ đầu mũi chúng mọc ra hai xúc tu trông như hai sợ râu. Xúc tu được coi là mồi nhử giúp loài rắn này thu hút các loài cá đến gần và sau đó ăn thịt. Đồng thời, đó là cơ quan cảm giác giúp họ phát hiện chuyển động.

Rắn sừng sa mạc (Desert Horned Viper) khi săn mồi thường ẩn mình dưới lớp cát của sa mạc để chờ đợi thời cơ con mồi sập bẫy. Đặc biệt, loài này có hai chiếc sừng nhọn trên chiếc đầu hình tam giác và tập tính di chuyển bằng cách đi giật lùi.

Loài rắn bay sống trên cây. Rắn bay có thể di chuyển từ trên ngọn cây cao tới hơn 60m tới một điểm cách đó tới gần 300m. Để có thể bay được, con rắn đã tự làm dẹt cơ thể mình và tự tạo thành hình những đợt sóng ở tốc độ cao, tạo ra hiệu ứng khí động.

Rắn mũi lá Madagascar, có tên khoa học là Langaha madagascariensis, là loài đặc hữu của Madagascar. Mũi của loài này có hình dáng khá kỳ lạ, con đực có mũi nhọn, con cái có mũi như hình chiếc lá, có thể giúp nó ngụy trang vào cành hoặc cây nho để phục kích con mồi. Vết cắn loài rắn này gây đau nặng nhưng không gây chết người.

Loài rắn độc dị thường - rắn viper Ba Tư có sừng, đuôi nhện. Phần đuôi biến dạng cực điểm của loài sinh vật vừa giống rắn vừa giống nhện đóng vai trò thu hút con mồi.

Loài rắn có khả năng diễn xuất xuất sắc - giả chết lừa kẻ thù. Loài rắn Eastern Hognose Snake nổi tiếng với khả năng diễn xuất sắc trong giới tự nhiên hoang dã khi có khả năng giả chết y như thật lúc gặp phải nguy hiểm.

Rắn Iwasaki chuyên ăn ốc sên. Do phần hàm của loài rắn này không đối xứng, cao khác thường nên nó chỉ ăn vỏ ốc sên theo chiều kim đồng hồ. Các nhà khoa học tin rằng đó là lý do các loài ốc bắt đầu phát triển vỏ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, cuộn lại để tự bảo vệ mình.

Theo Lưu Thoa/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo