Lộc bình khổng lồ cao hai tầng nhà bằng mây tre đan của nghệ nhân Hà Nội
Giải đua xe chỉ tuyển nữ "ngực khủng" phục vụ / Thấy xác người trôi nổi trên biển nhưng không thể vớt vì “tử thần” vây quanh
- Video: Lộc bình khổng lồ cao hai tầng nhà bằng mây tre đan của nghệ nhân Hà Nội.

Chiếc lộc bình mây tre đan của gia đình anh Nguyễn Phương Quang (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) được sách kỷ lục Guiness Việt Nam chứng nhận là chiếc lộc bình mây tre đan lớn nhất Việt Nam năm 2009.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (bố đẻ anh Nguyễn Phương Quang) chia sẻ: "Từ ý tưởng đến bản vẽ đều do Quang làm, gia đình giúp sức chuẩn bị nguyên liệu để đan. Chiếc bình được bắt đầu đan từ năm 2007 đến 2009 mới hoàn thành".

Lộc bình có chiều cao gần 5 m, đượng kính chỗ lớn nhất lên tới 1,2 m, nặng 120 kg. Để đan được chiếc độc bình này, gia đình anh Nghĩa phải dùng tới 800 kg mây tươi, 1000 ống giang cùng nhiều khung tre.

Chiếc bình sau khi hoàn tất đã được mang đi trưng bày ở triển lãm nhân dịp kỷ niêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hiện tại chiếc lộc bình đang được trưng bày tại nhà anh Quang. Không gian khá hẹp cũng làm hạn chế sự kỳ vỹ, nét đẹp của lộc bình.

Hoa văn, hoạ tiết có trên chiếc bình là hình rồng bay, chùa Một Cột, tháp Rùa - những nét văn hoá điển hình của Hà Nội.

Kể từ khi chiếc lộc bình được hoàn thành đến nay đã hơn 12 năm, những chi tiết mây tre đan vẫn còn nguyên vẹn.

Nguyên liệu dùng để đan chiếc lộc bình này được chọn lọc kỹ lưỡng, trước khi đan đều phải cho luộc để tránh mối mọt. Nếu được bảo quản trong điều kiện dâm mát, lộc bình có thể tồn tại rất lâu.

Đặc biệt, lọ lộc bình được đan theo lối đan tranh ảnh truyền thống của làng nghề. Đây là nghệ thuật đan đỉnh cao và khó nhất, tổng hợp các nghệ thuật đan từ xưa truyền lại, kể cả đan nong mốt, nong đôi.

"Phải có đam mê, sự kiên trì, bền bỉ với nghề, quan trọng là trí tưởng tượng, óc sáng tạo để tính toán tỷ lệ cho đúng, nhất là với sản phẩm kích thước lớn như lọ lục bình này. Hiện tại trong làng cũng chỉ có vài người có thể ngồi làm việc này nhưng thật sự để làm ra một sản phẩm tốn quá nhiều thời gian, công sức nên có nhiều người nước ngoài đặt hàng nhưng người dân ở đây cũng không ai nhận”, ông Tĩnh cho biết.

Trong nhà ông Tĩnh hiện tại mỗi ngày có hàng chục công nhân làm công việc mây tre đan.

Theo ông Tĩnh, đã từng có người trả chiếc độc bình đó với giá 300 triệu đồng nhưng gia đình không bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử ác chiến kinh hoàng với bầy linh cẩu để tranh giành bữa ăn
Ngôi mộ 28.000 năm hé lộ bí ẩn về đứa trẻ lai giữa hai loài người
"Tiếng còi báo tử" từ vũ trụ: 4 đài thiên văn cùng lúc ghi nhận khoảnh khắc một hành tinh bị nuốt chửng
Phát hiện "vết sẹo" lâu đời nhất trên Trái Đất – bằng chứng về cú va chạm kinh hoàng cách đây 3,47 tỉ năm
Vì sao các loài động vật ăn thịt trong tự nhiên thường không ăn thịt lẫn nhau?
CLIP: Sư tử đực thể hiện sức mạnh đáng sợ, đoạt mạng mẹ con trâu rừng trong một nốt nhạc