Lời dặn dò trước lúc lâm chung của Lưu Bị: Người này không chết thì nước Thục bị diệt vong, Gia Cát Lượng không nghe
Tại sao người Ai Cập cổ đại lại thích cạo trọc đầu, sau đó đội tóc giả lên? / Ngai vàng duy nhất còn lại của Việt Nam: Chưa từng bị di chuyển, được xếp hạng bảo vật quốc gia
“Chỉ thượng đàm binh” là thành ngữ bắt nguồn từ bình luận dành cho Triệu Thác của nước Triệu, câu thành ngữ có nghĩa là nếu chỉ có lý thuyết suông, lúc nói thì nghe có vẻ hay lắm nhưng trên thực tế lại chẳng biết gì. Nước Triệu đã dùng Triệu Thác - kẻ chỉ có lý thuyết suông để thay thế cho lão tướng Liêm Phả. Dưới sự lãnh đạo sai lầm của Triệu Thác đã khiến đại quân của nước Triệu bị Bạch Khởi hại chết. Trong thời Tam Quốc, cũng có một câu chuyện giống với “chỉ thượng đàm binh”, đó chính là “Gia Cát Lượng gạt lệ chém Mã Tắc”.
Ảnh minh hoạ.
Tại sao Gia Cát Lượng lại làm như vậy? Khi ấy, Gia Cát Lượng Bắc chinh lần đầu tiên, trên đường lên phương Bắc liên tiếp phá được 3 bộ, sắp sửa chiếm được thủ đô của Tào Ngụy thì lúc này bộ đội chủ lực của Tào Ngụy tiến hành hoãn binh ở Cái Đình, phái Mã Tắc tới chặn, câu chuyện bắt đầu từ đây.
Đối diện với kế hoãn binh của quân Tào Ngụy, Gia Cát Lượng cần có một thống soái kiêu dũng thiện chiến, có mưu lược tới trấn giữ. Người mà Gia Cát Lượng cử đi lại chính là Mã Tắc - người mà trước đó Lưu Bị đã dặn dò từ lâu rằng không được trọng dụng hắn. Đội quân mà Mã Tắc dẫn dắt không hề chặn được quân Tào Ngụy, ngược lại bị đánh cho tan tác. Lần đầu tiên Bắc chinh của Gia Cát Lượng đã kết thúc với sự thất bại to lớn. Để bình ổn quân tình, Gia Cát Lượng đành phải gạt lệ chém đầu Mã Tắc.
Lưu Bị trước lúc lâm chung đã đặc biệt khuyên can Gia Cát Lượng rằng không được trọng dụng Mã Tắc. Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, Mã Tắc không hề có tài, về phần phân tích chiến thuật của ông có những lý giải của bản thân và đã học thuộc binh pháp, vốn có thể thể hiện xuất sắc trên chiến trường. Thực ra, về việc dùng người, Gia Cát Lượng và Lưu Bị khác nhau, thể hiện lập trường khác nhau của cả hai.
Sở dĩ Lưu Bị đánh giá thấp Mã Tắc là để bảo vệ lợi ích gia tộc của mình. Gia Cát Lượng đem quân đánh giặc, lựa chọn người có tài năng mới là lựa chọn chính xác. Lưu Bị là vua một nước, đồng thời cũng cần suy nghĩ tới lợi ích, quyền lực. Nhà họ Mã có địa vị rất cao trong nước Thục, Mã Lương quyền cao chức trọng, nếu như Mã Tắc cũng được trọng dụng, việc này ắt sẽ làm mất cân bằng quyền lực hiện có của gia tộc Lưu Bị. Thế nên Lưu Bị mới căn dặn Gia Cát Lượng không được trọng dụng Mã Tắc. Cũng chính vì không được Lưu Bị trọng dụng nên Mã Tắc thiếu rất nhiều cơ hội thực hành binh pháp thực tiễn, thiếu kinh nghiệm phối hợp với binh sĩ, dẫn đến thất bại trong lần Bắc chinh ấy.
Thất bại của Mã Tắc dường như là một kết quả định sẵn, tuy Gia Cát Lượng đã thực hiện rất nhiều biện pháp để cứu vãn như là phong Vương Bình làm Phó tướng, để Ngụy Diên mai phục ở Cái Đình, nhưng những biện pháp này đều không thể ngăn chặn được quyết sách sai lầm của Mã Tắc. Lần Bắc chinh đầu tiên của nước Thục đã bị Mã Tắc “chỉ có lý thuyết suông” hại cho thất bại như vậy. Trận chiến ấy đã khiến quân Thục hao tổn một lượng lớn binh sĩ, cũng khiến lòng quân không vững, nguyên khí cạn kiệt. Nhớ lại lời của Lưu Bị, không thể không nói: "Gừng càng già càng cay”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ