Khám phá

Ngai vàng duy nhất còn lại của Việt Nam: Chưa từng bị di chuyển, được xếp hạng bảo vật quốc gia

Chiếc ngai vàng này là hiện vật độc bản có tầm quan trọng to lớn, mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đặc sắc.

7 câu chuyện tình cổ xưa xúc động nhất thế giới - Phần 2: Tình yêu đẹp thêm hương sắc cho đời / Sa Tăng 'im im' lại được phong làm Bồ Tát, địa vị cao hơn hẳn Trư Bát Giới, biết lý do không ai cãi được

Triều Nguyễn (1802-1945) là triều đại cuối cùng, cũng là triều đại duy nhất để lại ngai vua còn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Ngai cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phần đế dài 118cm, rộng 90cm, cao 20cm.

Vào năm 1916-1925, dưới thời vua Khải Định, ngai vàng được trùng tu kĩ càng. Cụ thể, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chất liệu chuyển từ gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo.

Ngai-vang-duy-nhat-con-lai-cua-viet-nam-dat-o-1-vi-tri-suot-143-nam-duoc-xep-hang-bao-vat-quoc-gia
Ảnh minh hoạ.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, hiện nay, ngai vua triều Nguyễn được gìn giữ trong Điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của Kinh thành Huế. Vào tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia, mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đặc sắc.

Ngai-vang-duy-nhat-con-lai-cua-viet-nam-dat-o-1-vi-tri-suot-143-nam-duoc-xep-hang-bao-vat-quoc-gia-7

Suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có tất cả 13 đời vua ngồi trên ngai vàng này. Ngai vàng được hoàn thành dưới thời vua Gia Long – vị vua mở đầu của triều Nguyễn. Bảo Đại là vị vua cuối cùng được ngồi lên chiếc ngai vàng - cũng là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Tự Đức là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất với 36 năm, từ năm 1847-1883.

Ngai-vang-duy-nhat-con-lai-cua-viet-nam-dat-o-1-vi-tri-suot-143-nam-duoc-xep-hang-bao-vat-quoc-gia-4

Bên cạnh đó, đáng chú ý nhất là câu chuyện 4 tháng thay 3 vua của nhà Nguyễn. Sự việc xảy ra khi vua Tự Đức qua đời. Thời điểm ấy, Dục Đức - vị vua thứ 5 của triều Nguyễn lên ngôi nhưng chỉ tại vị được 3 ngày thì bị các quan đại thần đề nghị phế bỏ vì tội “sửa di chiếu do vua Tự Đức để lại”. Sau đó ông bị bỏ đói đến chết trong ngục tối.

Ngoài ra, có một chi tiết rất đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại Điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An cho hay: “Có giai đoạn ngai vàng đẫm máu trong những cuộc tranh giành ngôi vua, như 4 tháng thay 3 vua, nhưng không ai dịch chuyển chiếc ngai đi nơi khác”.

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm