Khám phá

Lời giải của những bí mật về hiện tượng gọi hồn, vong nhập

Vấn đề “Có hay không chuyện gọi hồn?” đã được nhiều nhà tâm linh học, khoa học quan tâm lý giải rộng rãi, công khai.

Những bí ẩn lớn nhất chưa có lời giải trong năm 2020 / Bông hoa triệu năm tuổi nguyên vẹn như mới hái trong hổ phách

Hiện tượng gọi hồn, vong nhập là gì?

Gọi hồn, vong nhập là hiện tượng linh hồn người khác, có thể là thánh thần, cũng có thể là người đã chết nhập vào cơ thể người sống, điều khiển người sống đưa ra các chỉ dẫn của linh hồn. Hiện tượng này giống như lên đồng (thật), hoặc là nhập hồn.

Theo các tài liệu nghiên cứu tôn giáo, nhập hồn, lên đồng là một hoạt động tôn giáo có nguồn gốc đến hàng ngàn năm trước của con người. Đó có thể là Saman giáo, một dạng lên đồng nhập hồn của vùng đồng cỏ Siberi – Mông Cổ, lên đồng như hợp thể với vũ trụ của Đạo giáo (Trung Quốc) và cũng là gốc của đồng bóng Việt Nam, phù thuỷ, thầy cúng của các văn hoá tiểu đảo...

Ảnh minh hoạ.

Vong nhập, lên đồng... là một trạng thái tâm lý đặc biệt, một trạng thái bệnh lý xuất phát từ vô thức, theo danh mục các loại bệnh tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới được xếp vào loại hội chứng lên đồng.

Một người bị vong nhập tức là người đó không bình thường, có vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần (nhẹ hoặc nặng). Nguồn gốc của hiện tượng vong nhập là sự tương tác của ám thị lạ và tự ám thị. Khi một người đi áp vong, hoặc lên đồng thường ngồi tập trung như ngồi thiền để đầu óc trống rỗng. Trạng thái này đưa bộ não trở về vô thức. Trong trạng thái khởi đầu vô thức, người đó vẫn nhận biết xung quanh, tiếp nhận các ám thị lạ như về liệt sĩ, về đau thương, về chiến trận qua thầy pháp hoặc nhà ngoại cảm. Khi bộ não chìm vào vô thức các tác động từ bên ngoài sẽ là ám thị lạ tạo ra sự tự ám thị. Trong trạng thái tự ám thị nhiều khi rất mạnh mẽ đặc biệt đối với những người có thế năng bệnh tâm thần cao, bộ não sẽ nhào nặn, xây dựng thành các kịch bản đặc biệt.

Có hay không chuyện gọi hồn?

Vấn đề “Có hay không chuyện gọi hồn?” cũng đã được nhiều nhà tâm linh học, khoa học quan tâm lý giải rộng rãi, công khai.

ThS Vũ Đức Huynh – tác giả của hơn mười cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, khoa học đã công nhận khi con người chết có một lượng vật chất mất đi. Lượng vật chất vừa mất đi ấy là phần hồn vừa thoát đi. Lượng vật chất này gồm có 3 phần: Vía, thần thức và phách, phân lớp vòng theo trục thẳng đứng. Đây là một tổ hợp các “hạt điện sinh học” nên chúng chuyển động ở dạng sóng điện gọi là sóng các hạt điện sinh học. Vận động theo dạng sóng, nó tuân thủ các tần số bước sóng. Tần số bước sóng của các vong hồn khác nhau, cho nên loại tần số này là vô số và tốc độ vận động khác nhau.

 

Trong khi đó, con người có màn sóng “trơ”, chỉ có thể rung động khi có một sóng với năng lượng lớn tác động vào. Chỉ có những người có màn sóng nhạy cảm như các nhà ngoại cảm mới có khả năng nhận nhiều tần sóng khác nhau. Tuy nhiên, họ cũng chỉ “bắt” được khi cùng nguồn gốc tần số xung động.

Theo nhiềunghiên cứu, vong hồn nào cũng có mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Vong hồn thể hiện ở trần gian bằng cách nhập vào người. Đó là chiếm đoạn tức thời hoặc tương tác mạnh vào phần hồn của con người tạm thời (áp vong). Trường hợp này chỉ xảy ra từ hai điều kiện thuận lợi, đó là chiếm đoạn (tương tác mạnh) tạm thời khi gặp người có thần thức yếu hơn (ký ức sống) tạm thời “đẩy ra” (người yếu bóng vía), và thứ hai là năng lượng đủ lớn của vong hồn.

Theo TS. Vũ Thế Khanh – Trung tâm Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, thực tế, việc tin vào sự tồn tại của thần thức (linh hồn - ma) sau khi chết đã có từ hàng nghìn đời nay.

Dựa vào kinh sách của nhà Phật và căn cứ vào hàng ngàn, hàng vạn các ca khảo nghiệm thì thấy, sự tương quan giữa thần thức của người đã chết với cuộc đời lúc họ còn sống là do "nghiệp quả" ràng buộc. Nghĩa là nghiệp thức bị trôi theo hiệu ứng của dòng năng lượng (còn gọi là trường sinh học) do các hành vi lúc còn sống tạo ra.

Ví dụ như khi còn sống tạo ra dòng năng lượng an lạc thì khi chết thần thức sẽ trôi trên dòng năng lượng an lạc đó. Nếu khi sống tạo ra dòng năng lượng đau khổ thì khi chết thần thức sẽ bị giam trong chính cái dòng năng lượng đau khổ đó.

 

Tuy dạng tồn tại của "thần thức" không giống với cơ thể vật lý của người đang sống, nhưng nó vẫn chuyển các "thông điệp" tới cõi giới của người đang sống bằng nhiều hình thức. Người nhận được các thông điệp đó thường được gọi là người có khả năng ngoại cảm.

Nhưng có rất nhiều người do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên chỉ cần thấy một sự kiện khác thường nào đó đã vội gán thành "hiện tượng ngoại cảm, tâm linh". Chính sự hồ đồ đó là "vùng đất" để cho những kẻ lừa đảo, mê tín dị đoan có cơ hội "gieo trồng" những hành vi bất chính, lòe bịp các "tín chủ" nhẹ dạ cả tin.

ThS. Nguyễn Mạnh Quân - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sức khỏe Thể - Tâm - Trí, Ủy ban nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam cho biết, những đức tin tôn giáo và các nghiên cứu về đề tài sau cái chết đều công nhận năng lượng của con người sau chết vẫn còn tồn tại nhưng người ta không thể nói là nó đang tồn tại dưới dạng sóng nào.

Để (có thể) tiếp xúc với những năng lượng này thì người ta có thể làm dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có áp vong, gọi hồn. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể tiếp xúc được? Việc tiếp xúc ấy là thật hay chỉ là cảm giác ảo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm