Lời giải thực sự cho "Tam giác quỷ Bermuda" sẽ khiến tất cả chúng ta bất ngờ
Clip: Tam giác Quỷ Bermuda và những vụ mất tích bí ẩn nhất thế giới / Bí ẩn không lời giải về những “tam giác quỷ” trên cạn
Mỗi năm, chúng ta lại được chứng kiến một vài mẩu tin trôi nổi trên khắp các trang mạng xã hội, rằng con người đã tìm ra lời giải cho "Tam giác quỷ Bermuda" - vùng biển khiến vô số tàu thuyền, máy bay đi ngang qua bị mất tích một cách đầy bí ẩn.
Từ những quả bom khí tượng dưới dạng đám mây hình lục giác, đến xao động từ trường, rồi thì những đợt sóng "khủng" với độ cao 30m thường xuyên diễn ra...
Các đám mây lục giác từng được dùng để giải thích bí ẩn Bermuda
Nhưng bản chất ở đây là... chẳng có bí ẩn nào cả. Không có bất kỳ vụ rơi máy bay hay đắm tàu nào không thể giải thích được tại khu vực này, ngoại trừ những mẩu tin đồn vô căn cứ. Thậm chí, cái gọi là tam giác Bermuda đáng lẽ ra đã không tồn tại nữa.
Cái tên Tam giác Bermuda được dùng để chỉ vùng biển giữa Florida, Bermuda và Puerto Rico. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào thập niên 1950 trong bài viết được đăng tải trên tờ Associated Press của tác giả Edward Van Winkle Jones.
Bài viết đề cập những câu chuyện mất tích của một lượng lớn tàu thuyền, máy bay khi đi ngang qua vùng biển này, và nhanh chóng lan rộng trong công chúng.
Tam giác Bermuda thậm chí còn trở thành một cái tên nhuốm màu sợ hãi vào năm 1970, sau khi Charles Berlitz cho xuất bản cuốn sách cực ăn khách "The Bermuda Triangle". Mọi người bắt đầu tin rằng có bàn tay của UFO (vật thể bay không xác định), hoặc những con sóng đầy hung hiểm có tần suất mạnh ở khu vực này.
Nhiều người đã tin rằng có bàn tay của thế lực tâm linh tại khu vực này
Tuy nhiên ở đây có một vấn đề! Cần biết rằng vào giữa thế kỷ 20, có một xu hướng viết truyện hư cấu xuất hiện giữa nền báo chí phương Tây nhưng được đăng tải như chuyện có thật, và cũng chẳng ai buồn đi kiểm chứng lại. Để rồi sau khi nhà báo Larry Kusche dành ra vài năm để kiểm tra, thì sự thật là chẳng có bí ẩn nào ở đây cả.
Tất cả những vụ "mất tích bí ẩn" mà mọi người đồn đại, đều hoặc là báo cáo nhầm, hoặc là do người viết tưởng tượng ra. Sau này, nhà khoa học Benjamin Radford cũng từng một lần nhắc lại trên Live Science vào năm 2012:
"Nhiều trường hợp tàu thuyền và máy bay được cho là mất tích tại tam giác quỷ nhưng không có tài liệu ghi nhận; Chúng thậm chí không tồn tại, ngoại trừ trong câu chuyện tưởng tượng của người viết. Một số trường hợp thì có thật, nhưng Berlitz và những người kia hình như "quên" không nhắc đến việc chúng biến mất khi đang có bão rất lớn. Và đa số thì chìm cách rất xa tam giác nhưng vẫn được lôi vào."
Radford cũng nhận định rằng có một vài vụ mất tích thực sự bí ẩn. Tuy nhiên, cần biết rằng tam giác Bermuda vốn nằm gần vùng xích đạo, lại thuộc khu vực trù phú và giàu có nhất thế giới là Mỹ. Chính vì thế, mật độ giao thông di chuyển qua đây là tương đối lớn. Vậy nên nếu xét về mặt tỉ lệ, những vụ mất tích ấy hoàn toàn tương đồng với bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.
Quay trở lại với nhà báo Larry Kussche. Sau khi kiểm tra lợi bí ẩn về tam giác Bermuda, ông cũng đã xuất bản cuốn giải mã bí ẩn "The Bermuda Triangle Mystery - Solved" vào năm 1975. Nhưng tâm lý con người là vậy, họ luôn thích mọi chuyện chìm trong bí ẩn, hơn là phơi bày nó để rồi phát hiện ra mọi thứ mình đã tin tưởng từ trước đều là vô nghĩa.
Chính vì thế mà bí ẩn về tam giác Bermuda vẫn cứ tồn tại qua năm tháng, còn chúng ta thì cứ vài năm lại thấy một thông tin được lan truyền về khu vực... hư cấu nhất thế gian này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý