Khám phá

Lỗi sai trong câu thành ngữ 'Ướt như chuột lột' mà chưa chắc học sinh giỏi Văn đã phát hiện ra

Câu thành ngữ quen thuộc 'Ướt như chuột lột' hóa ra lại có một lỗi sai cơ bản mà ngay cả học sinh giỏi Văn cũng chưa chắc phát hiện ra.

Ở thế giới động vật, con đực thường đẹp hơn con cái là vì bí mật đáng kinh ngạc này! / Top 'siêu hoa quả' đắt nhất thế giới: Có loại hơn 1 tỷ, có loại hiếm đến mức mỗi năm chỉ có 6 quả

Ảnh minh họa

Thành ngữ là loại hình văn học dân gian tồn tại lâu đời, được định nghĩa là tập hợp từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Với đặc điểm ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, thành ngữ lan truyền nhanh chóng thông qua phương pháp truyền miệng, dẫn đến tình trạng "tam sao thất bản", nhiều câu thành ngữ bị sai đi vì cách phát âm, cách biến âm…

Một trong những câu thành ngữ bị sai nhưng lại cực kì phổ biến đó là câu "Ướt như chuột lột". Câu nói này dùng để nói về một người bị ướt ướt sũng, ướt nhẹp thê thảm. Tuy nhiên, có 1 lỗi sai mà ngay cả nhiều học sinh giỏi Văn cũng không phát hiện ra, đó là từ "lột". Từ trước đến nay, chỉ có tôm, cua, loài bò sát,... là có thể lột da còn khi gắn với loài chuột thì rõ ràng chuột lột cực kì tối nghĩa.

Trong "Từ điển Việt Nam" của Hội Khai Trí Tiến Đức, phiên bản gốc của "Ướt như chuột lột" chính là "Ướt như chuột lội". Tới đây, ý nghĩa của câu trở nên sáng rõ hơn hẳn. Ngoài phiên bản gốc này, người ta còn cho rằng câu thành ngữ còn có một phiên bản gốc chính xác không kém, đó là "Ướt như chuột lụt" (Ướt như những con chuột chui ra từ vùng nước lụt). Tuy nhiên, xét về phát âm thì câu "Ướt như chuột lội" sẽ hợp lý và sát hơn.

Ngoài câu "Ướt như chuột lột" thì có rất nhiều câu thành ngữ bị "tam sao thất bản" như: Râu ông nọ cắm cằm bà kia (Gốc: Dâu ông nọ chăn tằm bà kia); Ra ngô ra khoai (Gốc: Ra môn ra khoai); Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm (Gốc: Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm); Cao chạy xa bay (Gốc: Xa chạy cao bay);...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm