Long bào của vua Càn Long không thể giặt bằng nước, phải dùng nguyên liệu đặc biệt thanh tẩy mùi hôi
Cay đắng đời bà vú của Phổ Nghi: Tưởng bên cạnh Hoàng đế là sướng, cuối cùng ân hận vì năm xưa chọn nghề này / Hai kỳ nhân thời cổ đại Trung Quốc: Một người cao hơn 3 mét, một người sống thọ hơn 400 tuổi
Long bào là một trong những thứ thể hiện quyền lực và địa vị của hoàng đế nên rất được coi trọng. Tùy vào từng thời kì người ta sẽ sản xuất những chiếc long bào với chất lượng khác nhau. Ví dụ như thời Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, nghề dệt không phát triển nên long bào cũng được làm tương đối đơn giản. Những chiếc áo này thường sản xuất nhanh, chi phí thấp nên có thể thoải mái giặt giũ, hỏng thì thay bộ mới.
![](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2023/12/25/Long-bao-cua-vua-Can-Long-khong-the-giat-bang-nuoc-phai-dung-nguyen-lieu-dac-biet-thanh-tay-mui-hoi_1.jpg?format=webp)
Bắt đầu từ thời nhà Tùy, nhà Đường, ngành dệt may phát triển, kỹ nghệ của thợ nâng cao nên long bào vua mặc cũng được chau chuốt hơn, sử dụng chất liệu tốt và trang trí bằng các hoa văn tinh xảo, vàng bạc đá quý,... Cho đến thời nhà Minh và nhà Thanh, việc sản xuất long bào đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử. Được biết, quá trình làm ra long bào của vua Càn Long cần tới hàng nghìn thợ tham gia vào, tốn gần 1 năm trời để có thành phẩm. Những người thợ may dùng chỉ vàng để khâu, thêu, dát đá quý để tăng phần quý hiếm.
Chính vì được sản xuất cầu kì mà long bào của Càn Long không thể giặt bằng nước vì có thể làm trôi, làm hỏng chỉ vàng và đá quý. Để áo không bị hỏng hóc thì vua chỉ còn cách... càng ít mặc càng tốt. Thế nhưng, dù mặc ít hay nhiều thì vẫn sẽ có lúc áo bị dính bẩn hoặc xuất hiện mùi hôi.
![](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2023/12/25/Long-bao-cua-vua-Can-Long-khong-the-giat-bang-nuoc-phai-dung-nguyen-lieu-dac-biet-thanh-tay-mui-hoi_2.jpg?format=webp)
Để giải quyết vấn đề làm sạch long bào cho hoàng đế, người ta đã nghĩ ra rất nhiều cách. Ví dụ như thời nhà Tùy, thợ giặt áp dụng "phương pháp hương liệu", cụ thể là hun khói và nhuộm bằng hương thơm để khử mùi hôi. Còn vào thời nhà Minh, nhà Thanh thì sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất rượu đã đưa cồn trở thành chất làm sạch hữu hiệu và nhanh chóng. Chất cồn vốn dễ bay hơi nên chỉ cần xịt nó lên áo là có thể khử mùi và lấy đi được một số chất bẩn. So với phương pháp dùng hương liệu thì dùng cồn làm sạch tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý