Lữ Bố có phải là kẻ tiểu nhân như trong “Tam Quốc Chí” khắc họa?
Sau khi tiêu diệt Lã Bố, vì sao Tào Tháo không dám nạp Điêu Thuyền vào hậu cung? / Bị Lã Bố lật lọng cướp trắng Từ Châu, tại sao khi đó Lưu Bị lại lập tức đầu hàng, đi theo kẻ vừa "cắn" mình?
Lữ Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Theo ghi chép trong các sách: Tam quốc chí, Ngụy Thư và Lã Bố truyện, cha ông là Lã Lương đã theo nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới. Mẹ là người họ Hoàng, là con một đại phú hào, thông minh, hiền lành, có tri thức, hiểu lễ nghĩa. Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những “trận đấu” với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố. Lớn lên, Lã Bố được gia đình cho học cầm kì thi thư và luyện võ. Nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy mình dũng mãnh đến nhường nào. Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố.
Ảnh minh họa.
Quan thích sử (Tính Châu) Đinh Nguyên khi đóng quân ở Hà Nội đã giao cho Bố chức chủ bạ, coi như một tay chân thân tín (lưu ý là không có chuyện nhận làm con nuôi). Chức chủ bạ là chức quan quản các việc lương thảo, công văn thư tín trong quân đội, là một chức quan văn thuần túy. Hơn nữa, khi Lữ Bố làm chức chủ bạ, được Đinh Nguyên coi như người thân tín, do vậy có thể thấy rằng, Lữ Bố làm công việc của một chủ bạ không đến nỗi tệ. Từ đó, có thể nói rằng, Lữ Bố tuyệt đối không phải là một kẻ ít học, hữu dũng vô mưu như La Quán Trung đã mô tả trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Ngược lại, với vai trò của một chủ bạ, nếu nói theo cách hiện đại thì Lữ Bố cũng là một “phần tử trí thức”, được ăn học đàng hoàng. Đổng Trác vào Lạc Dương, thấy Lữ Bố, biết là người tài, sau khi trừ được Đinh Nguyên thì dụ hàng Lữ Bố (không có chuyện Lữ Bố giết Đinh Nguyên như trong TQC), lưu y rằng Đổng Trác lúc ấy nắm cả thiên tử đại Hán và triều đình trong tay, giết một Chấp Kim Ngô như Đinh Nguyên là việc “lấy đồ trong túi”, không việc gì phải sai Lữ Bố làm nội ứng như vậy. Sau này, Vương Doãn và Tôn Thụy bày mưu để Lữ Bố giết Đổng Trác là vì mâu thuẫn giữa Đổng Trác và Lữ Bố, tuy nhiên, mâu thuẫn đó không hề bắt nguồn từ Điêu Thuyền như những gì sách “Tam Quốc diễn nghĩa” đã mô tả.
Sau trốn khỏi thành Lạc Dương, đầu tiên Lữ Bố tới đầu quân cho Viên Thuật. Tuy nhiên, Viên Thuật cự tuyệt không nhận Lữ Bố. Rời khỏi chỗ Viên Thuật, Lữ Bố đi một mạch dài, qua sông Hoàng Hà tới quận Hà Nội thuộc Tính Châu, theo thái thú Hà Nội là Trương Dương – người vốn từng cùng ông phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên. Tuy nhiên, quân của Lý Thôi, Quách Dĩ đuổi quá gấp, Lữ Bố lại phải rời Hà Nội đi về phía Nam, vượt sông tới chỗ Viên Thiệu. Tại đây, Lữ Bố giúp Viên Thiệu đánh tướng Khăn Vàng là Trương Yên ở Thường Sơn. Trương Yên có hơn vạn tinh binh, mấy nghìn quân kỵ. Lữ Bố lập công, có ý coi khinh những thuộc hạ của Viên Thiệu, liên tiếp sai người giục Viên Thiệu thăng chức cho mình. Tuy nhiên, Viên Thiệu có ý nghi kỵ Lữ Bố, cứ ậm ờ không chịu phong chức. Thấy Viên Thiệu không đáp ứng, Bố bèn xin về Lạc Dương. Viên Thiệu ngoài mặt đồng ý, phong Lữ Bố làm Tư lệ hiệu úy, nhưng sau lưng lại dặn các tướng thừa cơ giết ông. Lữ Bố đoán biết Viên Thiệu nghi ngờ mình, nên sắp đặt kế thoát thân. Ban đầu Lữ Bố giả cách ngồi trong trướng gảy đàn tranh, nhưng sau đó đưa đàn cho người khác gảy tiếp để lừa thủ hạ của Viên Thiệu, còn mình thì bí mật nhân trời tối lẻn chạy trốn. Một lúc sau thủ hạ của Viên Thiệu đi thám thính nghe tiếng đàn tắt tưởng Lữ Bố đã ngủ bèn đi báo cho các tướng của Viên Thiệu. Các tướng ập đến mới biết bị lừa. Viên Thiệu nghe tin báo không giết được Bố bèn sai người đuổi theo, nhưng những người đuổi theo đều không địch nổi Lã Lữ Bố, bị đánh phải quay trở về. Biết ý tứ của Viên Thiệu, lại biết xài mưu kế để thoát thân, qua chi tiết này có thể thấy Lữ Bố thật sự không hề “hữu dũng vô mưu” tý nào!
Sau đó Lữ Bố sang Từ Châu với Lưu Bị, rồi thoán đoạt luôn Từ Châu. Tháng 9 năm 198, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tới đánh Từ châu. Tháng 10 năm đó quân Tào đến Bành Thành, giết chết tướng giữ thành là Hầu Giai. Sau đó Tào Tháo tiến đến Hạ Bì, Trần Cung khuyên Lữ Bố mang quân ra đón đánh địch nhưng ông không nghe theo, muốn đợi quân Tào đến thành mới giao chiến. Quân Tào kéo tới Hạ Bì, Lữ Bố mang quân kỵ ra nghênh chiến. Tào Tháo bắt sống được viên mãnh tướng của Lữ Bố là Thành Quảng, Lữ Bố thua bị mấy trận phải rút vào thành Hạ Bì cố thủ và sai người cầu cứu Viên Thuật và Trương Dương.Tào Tháo bèn gửi thư dụ hàng ông. Lữ Bố muốn hàng, nhưng Trần Cung cho rằng không nên, và hiến kế chia quân chống lại: Lữ Bố mang một đạo quân ra ngoài làm thế ỷ dốc với thành, quân Tào đánh đâu thì hai bên cùng liên hợp chống lại. Lữ Bố nghe có lý bèn chuẩn bị ra thành, nhưng nghe lời vợ can không nên đi lại thay đổi ý định không đi nữa, chỉ sai Hứa Dĩ, Vương Khải đi cầu cứu viện binh của Viên Thuật lần nữa nhưng vẫn không thành.
Sang năm 199, do quân Tào vây đánh nhiều tháng không hạ được thành, bắt đầu mệt mỏi nên Tào Tháo muốn lui quân nhưng Tuân Úc và Quách Gia khuyên nên đánh gấp. Tào Tháo theo kế, sai quân khơi sông Nghi Thủy và sông Tứ Thủy dẫn nước vào thành Hạ Bì. Thành ngập nước, Lữ Bố nguy khốn phải lui dần vào trong rồi rút lên cố thủ ở lầu Bạch Môn, thế cùng lực kiệt. Thủ hạ của Lữ Bố là Hầu Thành bị trách phạt nên oán hận. Tháng 2 năm 199, Hầu Thành bất ngờ bắt trói Trần Cung và Cao Thuận mang nộp và mở cửa ra hàng Tào Tháo. Tào Tháo cùng Lưu Bị thúc quân vào. Lữ Bố trên lầu Bạch Môn bị dồn vào đường cùng, nói với các thủ hạ hãy chặt đầu mình nộp cho Tào Tháo lấy thưởng, nhưng các thủ hạ của ông không nỡ làm. Lữ Bố muốn xin Tào Tháo cho mình đầu hàng, Tào Tháo phân vân nên hỏi lại Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị khuyên Tào Tháo nên giết đi. Tào Tháo nghe theo, liền sai quân sĩ mang Lữ Bố xuống lầu thắt cổ giết chết ông, khi ấy Lữ Bố 40 tuổi. Các tướng dưới quyền ông là Cao Thuận, Trần Cung cùng bị chém, chỉ có Trương Liêu và Tạng Bá đầu hàng Tào Tháo và sau trở thành danh tướng nhà Tào Ngụy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé