Lữ Bố: "Gia nô 3 họ" hay là Tam Quốc chiến thần?
Sở thích mê đắm kĩ nữ có một không hai của hoàng đế nhà Minh / Số phận bi thảm những thiếu nữ buộc phải làm con dâu nuôi thời xưa
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", nếu Tào Tháo được khắc họa là "gian hùng" để đối lập với "nhân nghĩa" của Lưu Bị, thì tương tự, "trung nghĩa" của Quan Vũ cũng tương phản với hình tượng "gia nô 3 họ" của Lữ Bố.
Trong văn học cũng như lịch sử, Lữ Bố đều là nhân vật có vị thế quan trọng.
Thậm chí, vào giai đoạn trước khi nhân vật chính của bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa - Gia Cát Lượng - xuất hiện, thì vũ đài lịch sử cuối thời Đông Hán đều có dấu ấn của Lữ Bố.
Về điểm này, ngay cả thế lực sứ quân hùng mạnh nhất vào thời điểm đó là Viên Thiệu cũng không được lịch sử "ưu ái" nhắc đến nhiều như Bố.
"Chiến thần" Lữ Bố
Cũng giống như Quan Vũ cầm Thanh Long đao, hình tượng của Lữ Bố cũng được đóng khung trong nhận thức của những người hâm mộ Tam Quốc.
"Chiến thần" Lữ Bố đầu đội Tam Xoa Thúc Phát Tử Kim Quán, khoác Tây Xuyên Hồng Miên Bách Hoa Bào, thân mặc Thú Diện Thôn Đầu Liên Hoàn Khải, lưng thắt Lặc Giáp Lung Sư Man Đới, tay cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố.
Nhắc tới Lữ Bố, gần như ai cũng sẽ hình dung ra một tạo hình uy phong lẫm liệt, khí khái anh hùng như vậy.
"Tạo hình chung" của chiến thần Lữ Bố trong rất nhiều ấn phẩm văn hóa hiện đại.
Cả thực tế lẫn văn học thừa nhận, Lữ Bố xuất thân là một võ tướng tài nghệ cao siêu.
"Tam Quốc Chí" có ghi lại, sau khi Bố bị bắt, đã nói với Tào Tháo - "Mối lo của minh công chính là Lữ Bố.
Nay Bố đã hàng phục, thiên hạ không đáng để lo.
Minh công dẫn bộ binh, để Bố dẫn kỵ bịnh, tất có thể an thiên hạ".
Lữ Bố hết sức tự tin vào năng lực của bản thân, cho rằng người đáng để Tào Tháo e sợ chỉ có bản thân. Nếu Bố đã về giúp Tào chỉ huy kỵ binh thì Ngụy chắc chắn có thể lấy được thiên hạ.
Có ý kiến cho rằng, khi Tào Tháo nghe lời Lữ Bố nói không phải "hoàn toàn không dao động", mà thực sự đã có đôi chút nghi ngờ, cho thấy Tào cũng đánh giá rất cao năng lực lãnh đạo quân sự của Bố.
Bản lĩnh dụng binh của Tào Tháo đã được công nhận là "cao thủ hàng đầu", chưa kể đội ngũ mưu thần xuất sắc bên cạnh.
Tào đối đầu với Bố nhiều năm, đánh giá của ông hẳn có thể xác thực được bản lĩnh "chân tài thực học" của Lữ Bố, chứ không đơn thuần chỉ là một dũng tướng.
"Anh hùng ký" của Vương Sán chép rằng, khi Lữ Bố bỏ Viên Thiệu, Thiệu đã phái binh truy sát.
"Buổi sớm, Thiệu phái 30 giáp sĩ, mượn cớ tiễn Bố, thật ra là muốn giết.
Bố cho người ở trong trướng, giả vờ đánh đàn. Lữ Bố thoát khỏi doanh trại, lính Thiệu mai phục không hay biết gì".
Có thể thấy, Lữ Bố không chỉ nổi tiếng dũng mãnh, mà còn giỏi dùng mưu.
Thực tế, chính Bố từng hợp mưu cùng Vương Doãn giết gian thần Đổng Trác, mật mưu cùng Trần Cung, Trương Mạc chiếm được Duyện Châu, đánh úp Từ Châu giữa đêm...
Sau này, khi Viên Thuật tấn công Lưu Bị, Lữ Bố cũng là người phán đoán được tình thế mà ra tay cứu Bị.
Những hành động mưu trí, nhạy bén như vậy không thể xuất phát từ một nhân vật "đầu óc giản đơn" như nhiều người nhận định về Lữ Bố.
Phương Thiên Họa Kích của Lữ Bố cùng Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ là hai món binh khí lừng danh thời Tam Quốc.
Nhân duyên
Lữ Bố là nhân vật có số "quý nhân phù trợ".
Trương Liêu - một trong "ngũ tử lương tướng" của Tào Ngụy sau này - từng là thuộc hạ trung thành bên Lữ Bố, mãi cho tới khi Bố chết.
Một thuộc hạ khác của Bố là Cao Thuận cũng rất tài năng, đồng thời là bạn tốt với Trương Dương - người "suýt" xuất binh cứu Lữ Bố.
Bàng Thư là người từng cưu mang Lữ Bố sau khi thành Trường An bị phá hủy.
Những nhân vật xuất hiện trong "mạng lưới quan hệ xã hội" của Lữ Bố có rất nhiều người có tình có nghĩa.
Từ đó cũng thấy được ở Lữ Bố "còn có chỗ khiến người ta quý mến" chứ không chỉ là kẻ vong ân phụ nghĩa.
Tài năng tột bậc nhưng bụng dạ tiểu nhân?
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng kết cục cuối cùng của Lữ Bố vẫn là thất bại thảm hại. Nguyên nhân bởi những khuyết điểm của Bố còn nhiều và nghiêm trọng hơn ưu điểm của ông.
"Bố là mãnh tướng, song hay nghi kỵ.
Không biết thưởng phạt phân minh, song lại tin vào thuộc hạ.
Các tướng bên dưới mỗi người dị nghị một ý, nên đánh trận thường bại nhiều hơn thắng".
Trong vai trò thống soái quân sự, Lữ Bố đã thể hiện xuất sắc. Nhưng điều này cũng dẫn tới xu hướng bạo lực quá đà ở Bố.
Sau khi Đổng Trác chết đi, Lữ Bố chủ trương dựa hoàn toàn vào sức mạnh quân sự để "tiêu diệt sạch người Lương Châu" tại Trường An.
Hành động của Bố khiến người Lương Châu vùng dậy phản kháng, công phá ngược lại Trường An.
Điển tích "Tam anh chiến Lữ Bố" vô cùng nổi tiếng.
Tại trận chiến cuối cùng với Tào Tháo tại Hạ Bì, Lữ Bố ban đầu nghe theo mưu kế của Trần Cung, sau lại đổi ý vì lời nói của vợ mình.
Cách thức quản lý và xử lý con người của Lữ Bố rõ ràng kém xa so với nguyên tắc dùng người "dùng không nghi, nghi không dùng" của Tào Tháo.
Điểm khác biệt giữa Lữ Bố và Tào Tháo là, Bố đích thực có năng lực quân sự, nhưng ông muốn "leo lên" làm bậc quân chủ, cai trị văn thần võ tướng thì "còn chưa đủ tố chất".
Một vấn đề khác của Lữ Bố là ông "trở mặt như trở bàn tay, tự tư tự lợi". Điều này chính là khiếm khuyết rất nghiêm trọng trong tính cách của Bố.
Lữ Bố bị đánh giá là tham cái lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Điển hình, cái chết của Đinh Nguyên, Đổng Trác đem lại nhiều lợi lộc cho Bố, song cũng khiến ông mang tiếng xấu nghìn năm.
Trung Quốc cổ đại đề cao khí tiết trung nghĩa, đặc biệt là vấn đề quân thần.
Mặc dù lịch sử không thiếu trường hợp từ bỏ chủ nhân, nhưng Lữ Bố không chỉ tạo phản, mà còn giết chết chủ cũ để lấy thưởng.
Đây chính là sai lầm rất lớn, khiến sau này Lữ Bố không còn đất dụng võ và bị kỳ thị khi chạy sang lực lượng chư hầu Quan Đông.
Lữ Bố giết Đổng Trác, giúp Viên Thiệu, Viên Thuật báo thù. Nhưng Viên Thuật ghét Bố phản phúc, nên cự tuyệt không thu nhận Bố.
Viên Thiệu cưu mang Lữ Bố một thời gian cũng sinh lòng nghi kỵ, muốn giết Bố để trừ hậu hoạ.
Chính vì "có nhiều vết đen trong hồ sơ" như vậy, cho nên mặc dù Tào Tháo biết Bố có tài, nhưng chỉ cần nghe đến cái tên Đinh Nguyên, Đổng Trác thì Tào lập tức không ngần ngại giết Lữ Bố.
Lữ Bố và chuyện tình với Điêu Thuyền - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại, mệnh danh "Bế Nguyệt".
Kiêu binh tất bại
Một khuyết điểm cực lớn của Lữ Bố là ông cậy công mà tự cao tự đại, không để ai trong mắt.
Tính cách này khiến quan hệ giữa Lữ Bố và đồng liêu trở nên vô cùng tồi tệ.
Về điểm này, có quan điểm cho rằng, một phần nguyên nhân Bố ra tay giết Đổng Trác có thể xuất phát từ mâu thuẫn bè phái, giữa phe "người Bình Châu" của Bố và "người Lương Châu" của Trác.
Khi chạy về với Viên Thiệu, cũng vì Lữ Bố tin rằng bản thân "có công với Viên gia", cho nên xem thường ra mặt đám thuộc hạ của Thiệu. Kết quả Bố "không còn chỗ dung thân" trong quân Viên Thiệu.
Nghiêm trọng hơn là, Lữ Bố thực tế đã không hề nhận ra vấn đề của bản thân.
Ông từng than thở với Lưu Bị - "Bố thấy Quan Đông khởi binh, nên giết Đổng Trác để về theo.
Nhưng chư tướng Quan Đông không yên lòng, mà muốn diệt Bố".
Trong trận tập kích Từ Châu, tuy Bố thể hiện được tài lĩnh binh, song lại khiến Lưu Bị rơi vào thế nguy hiểm để Bố phải cứu.
Chưa kể về sau, chính Bố lại dẫn quân đánh Lưu Bị "chạy thục mạng".
Trong mắt Lữ Bố chỉ nhớ ân nghĩa mà người khác nợ ông, chứ không biết những mẫu thuẫn lớn mà mình đã để lại.
Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá, sự tồn tại cũng như diệt vong của những cá nhân như Lữ Bố là tất yếu trong giai đoạn lịch sử hỗn loạn.
Lữ Bố rõ ràng xứng đáng với danh xưng "chiến thần", các điển tích cũng như văn học đều ghi lại hình ảnh hào hùng, oai phong lẫm liệt của ông.
Tài năng của Lữ Bố đúng là kiệt xuất, song thời thế cũng định sẵn "chiến thần" không bao giờ trở thành vai chính thời chiến loạn, kết cục chỉ có thể rời khỏi vũ đài lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ