Khám phá

Lục địa nào khắc nghiệt và khô cằn nhất trên Trái Đất?

Lục địa khô cằn nhất trên Trái Đất là Nam Cực, với lượng mưa chỉ 2 inch/năm dưới dạng tuyết, thấp bằng một nửa so với sa mạc Sahara. Ngoài ra Nam Cực cũng là lục địa lạnh lẽo và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, với sức gió vào có thể lên tới 320 km/h.

Thác nước duy nhất ở Nam Cực là Blood Fall (Thác Máu), được hình thành từ cách đây 5 triệu năm do hiện tượng nước biển dâng lên tạo thành một hồ muối tụ lại ở Nam Cực. Ngày nay phần dưới thác nước quá mặn khiến nước không thể đóng băng. Ngoài ra, bên trong nước chứa sắt khi ra không khí bị oxy hóa thành oxit sắt có màu nâu đỏ như máu. Ảnh: Fosber.

Nam Cực đang nắm giữ 90% lượng băng và 70% tổng lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Nếu tất cả băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên 61 m. Ảnh: Gaventures.

Nam Cực chủ yếu được phủ một lớp băng dày, trừ những thung lũng khô không có băng chỉ chiếm 1% diện tích. Độ dày trung bình của băng vào khoảng 1,6 km, cá biệt có những tảng băng dày tới 4,8 km. Tảng băng lớn nhất từng được ghi nhận là Iceberg B-15 có diện tích rộng tới 11.000 km2. Ảnh: Liveinternet.

Ở Nam Cực hiện có 2 thị trấn là Villa Las Estrellas và Esperanza Base. Villa Las Estrellas lớn hơn, được thành lập năm 1984 với đầy đủ trường học, bệnh viện, nhà trọ, Internet, thậm chí cả truyền hình và điện thoại di động. Esperanza Base nhỏ hơn, chỉ có 55 người sinh sống gồm 10 gia đình và 2 giáo viên, được thành lập từ năm 1953. Ảnh: Innonacion.

Nam Cực có diện tích khoảng 14.000.000 km2, gấp đôi Australia, gấp 1,5 lần nước Mỹ và gấp 50 lần Vương Quốc Anh. Vào mùa đông, diện tích Nam Cực tăng lên gấp đôi do bề mặt bên ngoài đóng băng lại. Ảnh: Boredpanda.

Ở Nam Cực có nhiều loài động vật như cá voi, các loài chim, hải cẩu... nhưng phổ biến nhất là chim cánh cụt. Có tổng cộng 17 loài chim cánh cụt sống trên lục địa này, đông nhất là chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt Adelie. Cần lưu ý rằng gấu trắng không hề có ở Nam Cực, cũng như chim cánh cụt không hề có ở Bắc Cực. Ảnh: Cnntraveler.

Do hiện tượng biến đổi khí hậu, lượng băng ở Nam Cực bị mất đi ngày càng nhanh, thậm chí nhanh gấp 3 lần so với lượng băng tan vào năm 2012. Ước tính mỗi năm Nam Cực mất khoảng 241 tỷ tấn băng, một con số đáng báo động nếu chúng ta không có hành động cụ thể để cứu lấy sự sống trên trái đất. Ảnh: Financialtime.

Theo An Ngọc/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo