Khám phá

Lực lượng bí ẩn giúp Hoàng đế Chu Nguyên Chương cai trị thiên hạ

Cẩm y vệ là tổ chức đặc vụ do Chu Nguyên Chương lập ra từ thời nhà Minh, có nhiệm vụ chính là quản hình ngục, tuần sát và bắt giữ, nhằm tăng cường quyền lực thống trị của triều đình.

CLIP: Cá sấu cướp mồi của sư tử và cái kết / 6 giao lộ thiết kế như mê cung nổi tiếng thế giới

Cái tên Cẩm Y Vệ chính thức thành lập vào năm 1382, trực thuộc Trấn phủ ti phục trách công tác trinh sát bắt giữ và thẩm vấn.

Sau khi đánh đuổi Nguyên Mông khỏi lãnh thổ và lập ra triều Minh, Chu Nguyên Chương đã phát triển một loại hình “vũ khí” thống trị nhân dân cực lợi hại, đó là hình thức “đặc vụ thống trị”.

Minh triều là thời đại cực thịnh của các loại tổ chức mật vụ mà không một triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc có thể so bì.

“Đấu tố lẫn nhau, người người hoang mang sợ hãi” dường như đã trở thành bản sắc chủ đạo của Trung Quốc trong giai đoạn thống trị của Minh triều.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Giống như nhiều Hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc, Chu Nguyên Chương xuất thân bình dân, trải qua “một cuộc bể dâu” mà cùng các huynh đệ “hoàn thành đại nghiệp”.

Xã hội phong kiến Trung Quốc có một cái “dớp” kỳ lạ. Phàm là những “chiến hữu đánh thiên hạ, đồng cam cộng khổ” với Hoàng đế, đều không có kết thúc tốt đẹp sau khi “đại sự đã thành”.

Kẻ nắm giữ quyền thống trị cuối cùng – tức Hoàng đế – vì muốn bảo vệ quyền lực bản thân, hoặc để “mở đường” cho thế hệ tiếp nối, thường lựa chọn thanh trừng những khai quốc công thần từng vào sinh ra tử cùng mình, để phòng ngừa xảy ra hiện tượng thần tử “công cao át chủ”.

Chu Nguyên Chương tin tưởng mạnh mẽ vào câu thành ngữ “ngọa tháp chi trắc, khởi dung tha nhân điềm thụy” (Bên giường của mình, làm sao có thể để kẻ khác ngủ ngon).

Cẩm Y Vệ là lực lượng bí ẩn dưới triều Minh. Ảnh minh họa.
Cẩm Y Vệ là lực lượng bí ẩn dưới triều Minh. Ảnh minh họa.

Sau khi Minh triều lập quốc (1368), Chu Nguyên Chương dường như “triệt để rút kinh nghiệm” từ liệt đại Hoàng đế. Những chiến hữu năm xưa càng là kẻ có năng lực càng khiến ông không yên lòng.

 

Thời Tống, Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cũng không yên tâm với những khai quốc công thần, song cách làm của ông nhẹ nhàng hơn. Triệu Khuông Dẫn mời các công thần ăn uống no say, yêu cầu họ trao trả quyền lực và cho cáo lão về quê.

Đường lối của Minh Thái Tổ trái ngược với Triệu Khuông Dẫn. Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng nguyên nhân chủ yếu do ông e sợ nguy hại đến đời con, ảnh hưởng đến cơ nghiệp Đại Minh của ông.

Vì vậy, tổ chức đặc vụ Cẩm y vệ được ra đời với quyền lực “sinh sát” không cần thông qua các cơ quan tư pháp. Nói cách khác, Cẩm y vệ không khác một cơ quan tư pháp – hành pháp độc lập.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm