Lương của Ngũ hổ tướng kém xa so với mức lương Ngũ tử tướng của Tào Tháo, Lưu Bị keo kiệt như vậy ư?
Tào Tháo đem quân đánh Đông Ngô, Tôn Quyền viết 1 lá thư vỏn vẹn 16 chữ, Tào Tháo vừa đọc xong lập tức cho rút quân / Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất, đó là ai?
Những cuộc chiến tranh xảy ra thường xuyên và ác liệt, những cuộc giằng co bất tận giữa các thế lực khác nhau đã tạo ra một sân khấu lớn cho các chỉ huy quân sự thể hiện tài năng của mình. Thời kỳ Tam Quốc chính là một kỷ nguyên như vậy.
Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị, ba bá chủ hùng mạnh nhất thời bấy giờ, mặc dù mỗi người đều có những giá trị riêng, nhưng có một đặc điểm chung: vô cùng coi trọng các tài năng quân sự. Thông qua các phương tiện và con đường khác nhau, họ không tiếc công tuyển dụng các anh hùng trong thiên hạ để tăng cường sức mạnh cho thế lực của mình. Tào Thục Ngô trở thành ba đại bản doanh của các tài năng quân sự vĩ đại lúc bấy giờ.
Ngũ hổ tướng/Ảnh minh: Internet
Trong các võ tướng thời Tam Quốc, nổi tiếng và phổ biến hơn cả có lẽ phải kể đến Ngũ hổ tướng bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân và Hoàng Trung dưới trướng của Lưu Bị. Họ là những người đóng góp công sức rất lớn trong quá trình thành lập và phát triển của Thục Hán, là những nhân vật chính trên chiến trường. Họ sử dụng lòng can đảm và kĩ năng võ nghệ của mình để giành chiến thắng hết lần này đến lần khác và trở nên nổi tiếng.
Nếu Lưu Bị có Ngũ hổ tướng thì Tào Tháo cũng có cho mình Ngũ tử lương tướng bao gồm Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng, Nhạc Tiến và Vu Cấm. Năm người họ là thế hệ tinh hoa nổi bật dưới trướng Tào Tháo, mặc dù danh tiếng không được như Ngũ hổ tướng của Lưu Bị, nhưng nói đến năng lực và chiến tích thì phải nói là kẻ tám lạng, người nửa cân, đều là những võ tướng hàng đầu thời kì Tam Quốc.
Đều là những danh tướng vang danh lẫy lừng, danh tiếng của Ngũ hổ tướng thậm chí còn nhỉnh hơn Ngũ tử lương tướng, nhưng luận mức lương tháng thì Ngũ tử tướng lại vượt xa Ngũ hổ tướng. Tại sao lại như vậy? Lưu Bị trước giờ nổi tiếng là người giỏi dùng người, yêu kính nhân tài, vì báo thù cho Quan Vũ mà không tiếc để vận mệnh quốc gia rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tại sao lại "keo kiệt", không nỡ phát lương cho Ngũ hổ tướng?
Đãi ngộ lương thời kì Tam Quốc bao gồm ba phần: một là bổng ngân và lộc mễ, tức là tiền bạc và lương thực (thứ mà ngày nay hay gọi tắt là bổng lộc), xem như là mức lương cơ bản. Vì Lưu Bị và Tào Tháo đều đi theo hệ thống quan chế của triều đại Đông Hán, nên điểm này không có nhiều khác biệt giữa hai nước. Hai là nếu tướng lĩnh nào lập được đại công, hay khi tổ chức đại lễ sẽ thưởng riêng cho họ vàng bạc lụa là… điểm này sự khác biệt giữa hai nước cũng không quá lớn.
Thứ khiến đãi ngộ giữa họ chênh lệch nhiều như vậy là phần thứ ba: thực ấp. Thực ấp là phần thưởng mà quân chủ đặc biệt ban cho thần tử, đó là thuế khóa và thuế lương trong cả năm của một số lượng hộ dân ở một khu vực nhất định. Thực ấp lấy "hộ" làm đơn vị, hộ càng nhiều thì lợi ích thu lại tự nhiên sẽ càng lớn. Trừ phi công thần phạm phải trọng tội gì đó, hoàng đế sẽ thu hồi lại thực ấp, còn nếu không, kể từ khi được ban thưởng họ sẽ được hưởng thu nhập đó mãi mãi, nếu được hoàng đế phê chuẩn, họ còn có thể truyền lại cho con cháu của mình.
Ngũ tử lương tướng/Ảnh minh họa: Internet
Ghi chép trong "Tam Quốc chí" cho thấy, trong Ngũ tử tướng, thực ấp của Trương Cáp bao gồm 4300 hộ, Từ Hoảng sở hữu 3100 hộ, Vu Cấm và Nhạc Tiến cùng sở hữu 1200 hộ, còn Trương Liêu không có con số chính xác được ghi lại. Còn Ngũ hổ tướng, chưa có một ai từng được sở hữu thực ấp. Chỉ dựa vào điểm này thôi, lương của họ cũng kém xa của Ngũ tử tướng.
Tại sao lại như vậy? Thì ra, thời kì Tam Quốc, Ngụy quốc đã chiếm gần hết khu vực Trung Nguyên và Hoa Bắc, diện tích đất rộng lớn, nhân khẩu nhiều, vì vậy mà Tào Tháo có thể hào phóng ban thực ấp cho các công thần của mình. Ngược lại Thục Hán, trong 3 nước là nước có diện tích đất nhỏ nhất, chỉ có được Ích Châu và khu vực Hán Trung, nhân khẩu có hạn, đất và thuế khóa chỉ đủ dùng để duy trì nhà nước, vì vậy, căn bản không đủ điều kiện để hào phóng được như Tào Tháo. Không chỉ Ngũ hổ tướng mà đến cả Gia Cát Lượng cũng không có thực ấp.
Có thể thấy, Lưu Bị sở dĩ "keo kiệt" là bởi lực bất tòng tâm. Cũng may là Gia Cát Lượng và Ngũ hổ tướng không tính toán so đo mà vẫn dốc hết sức làm việc cho Lưu Bị, sự chuyên nghiệp của họ xứng đáng được ngưỡng mộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách