Khám phá

Lượng thủy ngân quá lớn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hậu thế mất hơn 2.000 năm chưa có lời giải

DNVN - Cho đến nay lăng mộ 2.200 năm của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp vì các chuyên gia và nhà khoa học chưa vào được bên trong bởi khối lượng lớn thủy ngân.

Sự thật về lăng mộ Gilgamesh, nơi được cho là ẩn chứa công nghệ ngoài hành tinh / Bí ẩn lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: ‘Ngọn đèn vĩnh cửu’ ngàn năm tỏa sáng

Từng là vị hoàng đế từ năm 221 TCN đến 210 TCN, Tần Thủy Hoàng để lại dấu ấn mãi mãi trong lòng dân tộc Trung Quốc. Lăng mộ của ông nằm tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, và nó đã trở thành điểm nóng thu hút sự tò mò của các nhà khảo cổ hàng thập kỷ qua. Từ những khám phá ban đầu, không ít hiện vật với giá trị to lớn đã được khai quật từ các khu vực ngoại vi của lăng mộ.

Lăng mộ có đội quân đất nung với kích thước tương đương người thật.Những chiến binh đất nung đó đã nằm ẩn mình suốt hai nghìn năm dưới lớp đất cát, chúng được tin rằng sẽ đồng hành bảo vệ vị hoàng đế khi ông bước sang thế giới bên kia. Đội quân được những người nông dân đào giếng phát hiện vào năm 1974, và các nhà khảo cổ Trung Quốc đã vô cùng ngạc nhiên khi số lượng tượng đất nung được tìm ra sau đó lên tới ít nhất là 8.000. Các bức tượng từng được sơn màu sáng và trang bị ngựa đất sét cùng xe ngựa bằng gỗ.

Lăng mộ của Hoàng đế đầu tiên được bao quanh bởi hàng ngàn chiến binh đất nung, canh giữ cho ông ở thế giới bên kia

Lăng mộ của Hoàng đế đầu tiên được bao quanh bởi hàng ngàn chiến binh đất nung, canh giữ cho ông ở thế giới bên kia

Tư Mã Thiên, một nhà sử học vĩ đại của Trung Hoa, từng để lại những ghi chép về những cạm bẫy nguy hiểm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Thực tế này đã được ông ghi lại cách đây hơn 100 năm so với thời điểm Tần Thủy Hoàng băng hà. Ông cho biết 700.000 người đã tham gia xây dựng lăng mộ, và với quy mô rộng lớn mà hậu thế đã khai quật được cùng những phần còn là bí ẩn của lăng mộ, rõ ràng ông không hề phóng đại. Ông viết rằng, "Những thợ thủ công đã được giao nhiệm vụ chế tạo nỏ và tên có khả năng bắn trúng bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Ngoài ra, lượng lớn thủy ngân được đổ vào lăng mộ, tạo nên một bức tranh chân thực về hàng trăm con sông ở Trung Hoa, kể cả sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. Những luồng thủy ngân này luôn chảy theo nhịp điệu cơ học tự nhiên".

Dù ngày nay đã có những ý kiến phản đối, không tin vào sự tồn tại của những luồng thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nhưng một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Trung Quốc vào năm 2020 đã làm sáng tỏ vấn đề này. Họ đã sử dụng các phương pháp đo đạc hàm lượng thủy ngân trong không khí bên trên lăng mộ, kết hợp với các thiết bị định vị dưới lòng đất. Qua việc thử nghiệm tại 3 điểm khác nhau xung quanh lăng mộ, họ đã so sánh với các mẫu đất từ các khu vực khác.
Sơ đồ minh họa vị trí lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Sơ đồ minh họa vị trí lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Và kết quả đã đem lại sự ngạc nhiên: hàm lượng thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lên tới mức 27 ng/m3, cao gấp nhiều lần so với hàm lượng thường thấy ở khu vực lân cận, dao động từ 5 đến 10 ng/m3. Các nhà khoa học cho rằng, điều này không phải là do tình hình ô nhiễm thông thường, mà là kết quả của việc người xưa có ý đồ đặt một lượng lớn thủy ngân vào bên trong lăng mộ, tạo thành những luồng thủy ngân.

ấn đề đặt ra là thủy ngân có thể bay hơi một cách dễ dàng và thoát ra ngoài thông qua các kẽ hở tự nhiên trong lăng mộ. Những kẽ này đã xuất hiện theo thời gian. Các nhà nghiên cứu cũng chấp nhận những ghi chép từ người xưa, cho rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng không bị xâm phạm.
Thậm chí, nhờ sử dụng radar địa lý và máy đo trọng lực, các nhà khoa học đã xác định rằng lăng mộ bên dưới lòng đất có kích thước khoảng 140 x 110 x 30 mét, trong khi căn phòng chứa quan tài của hoàng đế có kích thước 80 x 50 x 15 mét. Khoảng cách từ mặt đất đến lớp trần của căn phòng là khoảng 30 mét.
Nơi đặt quan tài chứa thi hài Tần Thủy Hoàng, cách mặt đất khoảng 30 mét.

Nơi đặt quan tài chứa thi hài Tần Thủy Hoàng, cách mặt đất khoảng 30 mét.

 

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thận trọng hạn chế việc khám phá chi tiết hơn, để chờ đợi những tiến bộ của khoa học hiện đại. Mục tiêu là khám phá lăng mộ một cách an toàn, tránh gây tổn thất cho các hiện vật quý giá.
Vì vậy, với những hạn chế này, nhóm nghiên cứu không thể khẳng định chính xác liệu trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng thực sự có chứa đến 100 tấn thủy ngân như ghi chép cổ xưa đã đề cập hay không. Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân ước tính trong lăng mộ thực sự rất lớn, nhóm nghiên cứu khẳng định.
Cuộc sống cuối đời của Tần Thủy Hoàng đã bị chao đảo bởi nỗi ám ảnh tìm kiếm thuốc trường sinh, niềm tin rằng thủy ngân có thể kéo dài tuổi thọ.
Tần Thủy Hoàng ra đi khi chỉ mới 49 tuổi, và khả năng lớn ông đã ngộ độc thủy ngân sau một thời gian dài. Kể từ thời điểm đó, thủy ngân thường xuất hiện trong các lăng mộ của Trung Hoa cổ đại.
Nhất là vào thời kỳ nhà Tống (960-1279), sau khi các đại thần qua đời, việc đem thủy ngân vào lăng mộ trở thành một phần không thể thiếu để phục vụ cho mục đích an táng, theo như nhóm nghiên cứu đã viết.

Tuệ An (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm