Khám phá

Giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng chỉ có duy nhất 1 loài cây tươi xanh, sai trĩu quả nhưng tuyệt nhiên không ai dám ăn: Bí mật đằng sau đến cả chuyên gia cũng giật mình

Các chuyên gia đã rất ngạc nhiên khi thấy cây lựu không những có thể sống sót, mà còn sai trĩu quả giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Khi lấy các trái lựu này về nghiên cứu thì họ phát hiện hàm lượng độc chất tồn tại bên trong rất cao.

Khám phá lăng Khải Định: Tầm nhìn kiến trúc xuất sắc của triều Nguyễn / Kho báu và những căn phòng bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Theo 163, trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng, có một cây lựu đỏ mọc ngay ở phần đất này. Không những có thể tồn tại, cây lựu này còn đơm hoa kết trái rất tươi tốt, quả sai trĩu, chín mọng trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, có một điều lạ là người dân xung quanh không một ai dám tới gần để hái ăn.

>> Xem thêm: Lượng thủy ngân quá lớn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hậu thế mất hơn 2.000 năm chưa có lời giải

Bên cạnh đó, cây lựu này cũng có chiều cao khá lùn. Thông thường, các cây lựu ở Trung Quốc có thể cao từ 3 - 4m, thậm chí cao tới 5 - 7m cũng có. Vậy mà cây lựu ở đây “khiêm tốn” hơn rất nhiều.

Trong khi hoa lựu thường nở vào mùa hè thì riêng cây lựu trong lăng Tần Thủy Hoàng lại ra hoa vào mùa đông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân địa phương cảm thấy khác lạ, không dám ăn quả trái mùa như vậy.

>> Xem thêm: Kho báu trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: 5 lần bị cướp phá, Hạng Vũ, Thạch Hổ đều "bó tay"

Giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng chỉ có duy nhất 1 loài cây tươi xanh, sai trĩu quả nhưng tuyệt nhiên không ai dám ăn: Bí mật đằng sau đến cả chuyên gia cũng giật mình - Ảnh 1.

Lựu đỏ trĩu quả. Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia nghiên cứu đã biết về hiện tượng lạ này nên quyết định lấy mẫu từ cây lựu về phòng thí nghiệm phân tích. Kết quả cuối cùng khiến họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một độc chất khá lớn trong loại quả này. Đó chính là thủy ngân.

>> Xem thêm:Bí ẩn 'lời nguyền khiến triều Thanh sụp đổ trong tay Từ Hy Thái hậu'

Thủy ngân (Mercury) là một nguyên tố kim loại, xuất hiện trong tự nhiên, được tìm thấy trong không khí, nước và đất. Nếu tiếp xúc với thủy ngân không đúng cách, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng dù chỉ là một lượng nhỏ, đặc biệt đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ nhỏ.

Nhiễm độc chất này có thể gây hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, ảnh hưởng tới phổi, thận, da và mắt, thậm chí tăng nguy cơ dẫn đến tử vong.

 

>> Xem thêm: Bí ẩn ngôi mộ giúp Tào Tháo nuôi quân 3 năm, 72 con thuyền mới chở hết vàng bạc

Một trong những hợp chất độc nhất là Dimetyl thủy ngân. Chỉ với vài microlit rơi vào da, chất độc này có thể khiến con người rơi vào nguy cơ tử vong nhanh chóng. Nếu xảy ra tình trạng phơi nhiễm mức độ cao với methyl thủy ngân gây ngộ độc thì được gọi là bệnh Minamata, tổn thương nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời cũng tạo thành ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Độc chất này rất có hại với phụ nữ mang thai, có thể gây ra sảy thai, khuyết tật, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Những người hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, xuất hiện các triệu chứng cụ thể như ho, khó thở, đau rát, cảm giác tức ngực, có thể sốt. Nếu diễn tiến bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ phù phổi cấp, suy hô hấp, co giật và tử vong.

>> Xem thêm: Hoàng đế Trung Hoa chỉ có Khang Hi và Càn Long sống thọ: Không động vào 1 thứ mà Hoàng đế nào cũng dùng

Đó là lý do mà WHO đã liệt kê thủy ngân là một trong mười loại hóa chất hoặc nhóm hóa chất có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng.

 

Giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng chỉ có duy nhất 1 loài cây tươi xanh, sai trĩu quả nhưng tuyệt nhiên không ai dám ăn: Bí mật đằng sau đến cả chuyên gia cũng giật mình - Ảnh 2.

Thủy ngân là một trong những độc chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng đã được WHO khẳng định. Ảnh minh họa: Internet

Vậy thủy ngân ở đâu ra?

Theo các ghi chép lịch sử, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng gồm có rất nhiều rãnh sâu bao quanh, các rãnh này đều được đổ đầy thủy ngân vào trong. Hàm lượng thủy ngân ở đây được ước tính có thể lên tới một con số khổng lồ là 100 tấn. Điều này đã được không ít nhà khảo cổ tiến hành đo đạc và xác nhận.

Lý giải về nguyên nhân xuất hiện lượng lớn thủy ngân như vậy trong lăng mộ, một số giả thuyết đã được đưa ra như sau.

 

Thứ nhất, Tần Thủy Hoàng sử dụng lượng lớn thủy ngân để bảo vệ lăng mộ của mình khỏi nạn trộm mộ. Từ xưa đã có rất nhiều ngôi mộ bị kẻ xấu trục lợi một cách táng tận lương tâm, mà lăng mộ của Tần Thủy Hoàng lại chứa rất nhiều bảo vật quý hiếm, dấu ấn lịch sử trọng đại. Sử dụng thủy ngân bao quanh lăng mộ được cho là một cách chống trộm vô cùng hiệu quả vì kẻ trộm sẽ e ngại độc chất xâm nhập cơ thể thông qua hơi thở, lỗ chân lông và dẫn tới tử vong.

Thứ hai, trong thời xưa, thủy ngân là một thứ rất có giá trị. Khi mà công nghệ tinh luyện vẫn chưa phát triển thì rất nhiều quý tộc nhà giàu coi thủy ngân là biểu tượng của sự giàu có. Tần Thủy Hoàng đã sử dụng thủy ngân làm vật chôn theo như một cách thể hiện sự xa hoa của mình.

Thứ ba là nhằm bảo quản thi thể. Thủy ngân là một chất có tính diệt khuẩn rất mạnh, có tác dụng chống oxy hóa. Rất nhiều thi thể thời cổ xưa được bảo quản bằng thủy ngân nên đây là cách giúp cho xác của Tần Thủy Hoàng phân hủy chậm hơn, tuổi thọ của cung điện dưới lòng đất cũng được kéo dài hơn.

Giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng chỉ có duy nhất 1 loài cây tươi xanh, sai trĩu quả nhưng tuyệt nhiên không ai dám ăn: Bí mật đằng sau đến cả chuyên gia cũng giật mình - Ảnh 3.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng bí ẩn tới nỗi các nhà khoa học Trung Quốc phải dự tính dùng máy dò tia vũ trụ để khám phá bí ẩn bên trong. Ảnh: Internet

 

Chính vì sự tồn tại của “dòng sông thủy ngân” này, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một trong số ít những di tích cổ xưa còn nguyên vẹn, thậm chí các nhà khảo cổ cũng khẳng định không thể tiến vào bên trong vì quá nguy hiểm.

Như vậy, hàm lượng thủy ngân khổng lồ từ trong lăng mộ có thể đã ngấm vào vùng đất xung quanh, từ đó xuất hiện trong cây lựu mọc lên ngay giữa vùng đất này.

Theo những thông tin mà 163.com cung cấp, hàm lượng thủy ngân được phát hiện trong quả lựu cực kỳ cao, còn lớn hơn so với hàm lượng thủy ngân tồn tại trong các mẫu đất ở lăng mộ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm