Lưu Bị thất bại thảm hại ở Di Lăng, vì sao không bị lật đổ? 160 năm sau, hậu thế mới biết sự thật
Tướng bí ẩn nhất Tam Quốc: Mạnh hơn Trương Phi, suýt lấy mạng Mã Siêu, khiến Tào Tháo phải ngưỡng mộ / Lã Bố trước khi bị giết đã hét lên 1 câu, nếu Tào Thào nghe theo, lịch sử Tam quốc có lẽ đã phải viết lại
Trận Di Lăng (221 – 222) là cuộc chiến giữa Thục Hán và Đông Ngô thời Tam Quốc. Đây được coi là một trong những thất bại lớn nhất trong đời của Lưu Bị và nhà Thục Hán. Trận chiến đã trực tiếp làm kiệt quệ nhiều tinh hoa trên chiến trường của Thục Hán. Sau trận chiến này, Thục Hán rơi vào tình cảnh thiếu hụt nhân tài một cách nghiêm trọng, đặc biệt là các võ tướng trong lĩnh vực quân sự.
Nguồn cơn dẫn tới trận Di Lăng là do Thục Hán mất Kinh Châu, vùng đất trọng điểm thời Tam Quốc. Tuy nhiên, không những mất Kinh Châu, Lưu Bị còn mất cả Quan Vũ, người anh em vào sinh ra tử với ông ngay từ những ngày đầu lập nghiệp. Theo phân tích của các sử gia, Lưu Bị khi đó buộc phải tiến hành một cuộc tổng tiến công để đánh Đông Ngô để vừa lấy lại Kinh Châu, báo thù cho Quan Vũ, đồng thời dập tắt sự bất mãn trong nội bộ của Thục Hán.
Lưu Bị thất bại nặng nề ở trận Di Lăng (ảnh mô phỏng)
Lưu Bị thua to ở Di Lăng và cuối cùng chạy thoát về thành Bạch đế trong tình cảnh rất thê thảm. Thất bại lớn ở Di Lăng khiến Lưu Bị bị suy sụp. Vị hoàng đế khai quốc của Thục Hán nhất quyết ở lại thành Bạch Đế, điều hành đất nước từ xa cho đến khi qua đời vào năm 223.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là ngay cả sau khi thất bại thảm hại ở trận Di Lăng khiến Thục Hán tổn thất to lớn, địa vị của Lưu Bị cũng không bị ảnh hưởng gì. Ông không hề bị lật đổ khỏi ngôi vị hoàng đế của Thục Hán. Vì sao?
Vì sao Lưu Bị vẫn tiếp tục làm hoàng đế của Thục Hán sau trận Di Lăng?Lưu Bị đưa ra quyết định khôn ngoan ngay sau thất bại ở Di Lăng (ảnh mô phỏng)
Trên thực tế, Lưu Bị vẫn có thể ngồi vững ở ngôi vị hoàng đế mà không bị lật đổ ngay cả khi đại bại ở trận Di Lăng, chủ yếu là vì 2 nguyên nhân sau.
Thứ nhất, Lưu Bị không trở lại Thành Đô.
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao Lưu Bị thất bại nặng nề ở Di Lăng nhưng lại không trở về Thành Đô, kinh đô của Thục Hán? Thay vào đó, vị quân chủ này lại chọn ở lại thành Bạch Đế cho đến chết. Tuy nhiên, quyết định kỳ lạ này được đánh giá là lựa chọn khôn ngoan của Lưu Bị. Bởi một khi trở về Thành Đô, kết cục của vị hoàng đế khai quốc của Thục Hán chắc chắn sẽ bi thảm hơn rất nhiều.
Thời xa xưa, tin tức truyền đi rất chậm. Tuy Lưu Bị bại trận ở Di Lăng và chịu tổn thất nặng nền nhưng hậu phương của ông ở Thành Đô lại không hề hay biết ngay lập tức. Vì vậy, chỉ cần Lưu Bị bảo vệ được thành Bạch Đế và phong ấn tin tức bại trận thì mọi việc ở Thục Hán vẫn còn trong tầm kiểm soát của ông. Thậm chí, ngay cả khi lực lượng ở Thành Đô biết được đôi chút về thất bại ở Di Lăng, Lưu Bị vẫn có đủ thời gian để bố trí biện pháp khắc phục.
Tóm lại, chỉ cần Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế, Thành Đô và các thế lực ở Ích Châu chắc chắn không biết Lưu Bị bị bại trận đến mức nào. Họ chỉ có thể đoán rằng Lưu Bị đã thất bại, nhưng lại không biết cụ thể về mức độ thiệt hại ra sao. Do không có thông tin chính xác nên họ sẽ không dám hành động hấp tấp. Đương nhiên, một khi Lưu Bị trực tiếp trở về Thành Đô, người dân Thục Hán sẽ biết được Lưu Bị bại trận thảm hại ở Di Lăng. Đến lúc đó, các thế lực đối lập ở Thục Hán chắc chắn sẽ lần lượt nổi lên để lật đổ Lưu Bị.
Thứ hai, Lưu Bị có thân tín trong nội bộ.
Bằng cách che giấu tin tức, Lưu Bị đã ngăn cản được người Thục Hán biết tin tức ông thất bại nặng nề như thế nào. Tuy nhiên, trong Tam Quốc, việc thất bại trên chiến trận sớm muộn gì cũng sẽ lan truyền. Điều may mắn là Lưu Bị có người phò tá đáng tin cậy trong nội bộ. Người này là Gia Cát Lượng. Chính Gia Cát Lượng là người đã chuẩn bị trước biện pháp đối phó cho tình huống này.
Gia Cát Lượng là một nhân tài hiếm có trong Tam Quốc và là người Lưu Bị tin tưởng giao phó Thành Đô trước khi dẫn quân đánh Đông Ngô (ảnh mô phỏng)
Với tài năng và nhãn quan chính trị của Gia Cát Lượng, chỉ cần ông nắm quyền và quán xuyến mọi việc ở Thành Đô, Lưu Bị hoàn toàn có thể ở lại thành Bạch Đế mà không sợ bị lật đổ. Dù tin tức bại trận dần dần bị rò rỉ ra ngoài, nhưng chỉ cần Gia Cát Lượng chuẩn bị sẵn sàng và có phương án dập tắt các cuộc nổi dậy thì tình hình có thể kiểm soát được.
Theo nhận định của các sử gia, Lưu Bị quả thật là vị quân chủ có nhạy bén về chính trị. Bởi trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chịu thất bại nặng nề ở Di Lăng, ông đã nghĩ ra biện pháp để đối phó và không rút quân về Thành Đô, nhờ đó tránh được kết cục bị lật đổ.
160 năm sau thất bại ở Di Lăng, hậu thế mới hiểu Lưu Bị
Hậu thế hiểu nguyên nhân Lưu Bị không bị lật đổ sau trận Di Lăng nhờ biết được quyết định sai lầm của Tần Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên vào năm 383 (ảnh mô phỏng)
Sở dĩ sau 160 năm, hậu thế mới hiểu vì sao Lưu Bị không bị lật đổ ở Thục Hán là do thấy được thất bại của một vị hoàng đế. Đó là Phù Kiên, hay còn được gọi là Tần Tuyên Chiêu Đế, vị hoàng đế thứ tư của nước Tiền Tần thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tiền Tần là nước đã đạt đến cực đỉnh của sự hùng mạnh khi lần lượt tiêu diệt Tiền Yên, Tiền Lương và nước đại, đồng thời đoạt lấy Ích Châu từ tay nhà Tấn. Tiền Tần thậm chí còn từng định tiêu diệt nhà Tấn và thống nhất Trung Quốc.
Tuy nhiên, đất nước này đã bị đẩy lui trong trận Phì Thủy vào năm 383. Sau thất bại nặng nề này, Tiền Tần nhanh chóng suy yếu dẫn tới sụp đổ và Tần Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên cũng bị giết vào năm 385. Thất bại ở trận Phì Thủy được coi là bước ngoặt đối với sự tồn vong của nước Tiền Tần. Sai lầm nam tiến và nhất quyết không nghe theo lời dặn của Vương Mãnh (mưu sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ) khiến Phù Kiên phải trả giá đắt.
Hơn nữa, sau khi đại bại ở Phì Thủy, Phù Kiên lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đó là trở về kinh thành. Thất bại nặng nề cùng việc hoàng đế trở về kinh thành khiến các tướng dưới quyền bắt đầu thực hiện ý định ly khai, bầy tôi phản bội và các thế lực trong triều đình Tiền Tần cũng nổi dậy. Cuối cùng, Phù Kiên bị giết chết năm 385, đồng thời nước Tiền Tần cũng nhanh chóng diệt vong vào năm 394.
Những gì Phù Kiên trải qua khá giống với những gì Lưu Bị gặp phải ở trận Di Lăng. Cả hai đều là hoàng đế và chịu thất bại thảm hại trong một trận chiến mang tính bước ngoặt. Thế nhưng, rõ ràng có thể thấy Lưu Bị là vị quân chủ khôn ngoan ra sao khi ngay cả trong tình thế nguy cấp như vậy cũng đã suy tính khéo léo để vừa không bị lật đổ, vừa tính đến sự tồn tại kéo dài cho vương triều Thục Hán. Sau 160 năm, hậu thế mới hiểu rõ vì sao Lưu Bị lại may mắn không bị lật đổ dù chịu thất bại lớn ở Di Lăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ