Lưu Bị thực chất không hề tín nhiệm Gia Cát Lượng?
Giải mã gene người Việt: Chúng ta là ai? / Bí mật thú vị ẩn sau những món đồ chúng ta sử dụng hàng ngày
Năm 207, Lưu Bị đã ba lần đến lều cỏ mời Gia Cát Lượng về triều. Cảm động trước lòng thành của Lưu Bị, Gia Cát Lượng nhận lời phò tá quân vương.
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép, hai người “nhất kiến như cố” (vừa gặp đã quen). Lưu Bị sau này còn nói: “Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”. Chính điều này làm hậu thế về sau cho rằng quan hệ quân thần giữa hai người là vô cùng khăng khít.
“Tam Quốc diễn nghĩa” cũng có ghi lại: Lưu Bị đối với người thao lược toàn tài như Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, chuyện quân chính đại sự nào cũng tìm Lượng để lên kế hoạch, thậm chí Lượng nói gì, ông cũng nghe theo.
Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và đời thực
Tuy nhiên nhiều bằng chứng lịch sử lại khẳng định rằng, Gia Cát Lượng không được Lưu Bị trọng dụng tới vậy.
Giai thoại “Tam cố mao lưu” (ba lần Lưu Bị đến vời Gia Cát Lượng), hậu thế ai ai cũng biết, coi đó là mối quan hệ quân – thần chuẩn mực để noi theo.
Nhiều học giả đã nảy sinh nghi vấn về vấn đề này, đồng thời cũng đã tìm ra không ít vướng mắc trong mối quan hệ giữa hai nhân vật nổi danh dưới thời Tam Quốc.
Thứ nhất, dù cho có sự kiện Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng, thậm chí sau này Lưu Bị giao phó con trai cho Lượng ở thành Bạch Đế, thì mối quan hệ của hai người không phải quá thân thiết như “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả.
Địa vị của Gia Cát Lượng ở triều đình Thục Hán cũng không phải “dưới một người trên vạn người” như hậu thế tưởng tượng.
Đại chiến Xích Bích.
Thực tế cho thấy, sau trận chiến Xích Bích, Lưu Bị tiến hành đánh chiếm Tây Xuyên. Khi ấy, mặc dù Gia Cát Lượng trấn thủ Kinh Châu, nhưng Lưu Bị vẫn cử Bàng Thống và Pháp Chính làm trợ thủ đắc lực đi theo phò tá.
Cho tới sau này, Lưu Bị mới hạ lệnh cho Gia Cát Lượng dẫn quân vào Tây Xuyên.
Thứ hai, khi trận chiến tại Hán Trung diễn ra, Gia Cát Lượng dù có tài thao lược, nhưng lại chỉ giữ “vị trí hậu cần”. Cánh tay phải tham mưu và trợ thủ đắc lực cho Lưu Bị vẫn là Pháp Chính.
Cho tới khi Lưu Bị làm chủ thành Hán Trung, địa vị của Pháp Chính vẫn được xếp trên Gia Cát Lượng một bậc.
Thứ ba, sinh thời, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm người em kết nghĩa là Quan Vũ nên đã giao cho vị nhị đệ này toàn quyền trấn thủ Kinh Châu. Vậy nhưng cuối cùng, Quan Vũ thất thủ, dẫn đến cục diện thất bại thảm bại.
Nhiều nhà sử học sau này đã nhận định: nếu trước đó Lưu Bị điều Quan Vũ đến Xuyên Châu, cho Gia Cát Lượng cai quản Kinh Châu, tất sẽ không dẫn tới cục diện như vậy.
Đây cũng là một minh chứng cho thấy Lưu Bị không hẳn coi trọng vị Gia Cát Khổng Minh này như người đời vẫn nghĩ.
Một minh chứng rõ ràng hơn cả là sau khi Quan Vũ thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị dẫn quân đi chinh phạt nước Ngô.
Trong cuộc chiến này, ông không những không mang theo Lượng, mà còn không quan tâm tới ý kiến của vị trọng thần này, dẫn đến việc Thục quân bị thất bại thảm hại.
Khi đó, Gia Cát Lượng mới thất vọng mà than rằng: “Nếu Pháp Chính ở đó hẳn có thể khuyên Vương không tiến quân sang phía đông. Nhưng nay quân ta lại đánh về phía đông, tất sẽ rơi vào cửa hiểm.”
Câu nói đó cho thấy trong mắt Lưu Bị, lời nói của vị Pháp Chính kia thậm chí được trọng dụng hơn cả mưu lược của Gia Cát Lượng
Vậy điều gì đã khiến Lưu Bị không xem trọng Gia Cát Lượng dù đã ba lần đích thân mời ông về triều? Lý giải cho câu hỏi này, các học giả nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết.
Đầu tiên là vì tư tưởng và sách lược chính trị của Gia Cát Lượng và Lưu Bị có nhiều điểm bất đồng. Gia Cát Lượng luôn chủ trương chiến đấu dựa vào sức mình là chính.
Trong “Long Trung sách”, chiến lược cơ bản ông đặt ra là:
“Đoạt lấy Kinh Châu, chiếm được Lưỡng Châu, phía Tây hòa với ‘nhung địch’(các nước phương Tây), phía Nam vỗ về với di Việt, phía đông kết giao cùng Tôn Quyền, phía bắc chinh phạt Tào Tháo. Có như vậy mới phục hưng được Hán triều.”
Trong chiến lược này, Gia Cát Lượng coi việc giữ gìn liên minh Tôn – Lưu là điều cốt yếu.
Tuy nhiên, Lưu Bị là người theo chủ nghĩa cơ hôi, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, bỏ qua việc thắt chặt liên minh, nuôi mộng tưởng xưng vương cát cứ một phương, dẫn đến việc xảy ra trận chiến tại Di Lăng sau này.
Thứ hai là vì gia thế của Gia Cát Lượng khiến Lưu Bị đề phòng. Anh trai của Lượng là quan nước Ngô, lại từng đảm nhiệm chức sứ thần qua Kinh Châu thương lượng.
Đối mặt với loại “nhân tình thế thái” phức tạp này, Lưu Bị dù trọng dụng tài năng của Khổng Minh, nhưng trong lòng vẫn có phần không tin tưởng.
Theo những phân tích cặn kẽ của các nhà sử học Trung Quốc, Gia Cát Lượng không được Lưu Bị trọng dụng như những gì "Tam Quốc diễn nghĩa" miêu tả.
Nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc Vương Phu Chi (1619 – 1692) trong cuốn “Độc thông giám luận” đã từng đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Khổng Minh.
Vương Phu Chi nhận định: chủ trương của Gia Cát là nhất định phải giữ Hán, nhất định phải diệt Tào. Nếu không liên kết với Ngô, giữa tình thế như vậy sẽ bị Ngô khống chế, càng không thể tiến hành bắc phạt.
Tuy nhiên Lưu Bị lại có ý đồ khác. Vốn nuôi mộng tự cường, xưng vương làm chủ một phương, nên Lưu Bị đã cùng Quan Vũ liên thủ.
Sở dĩ Lưu Bị không tín nhiệm Gia Cát Lượng mà tín nhiệm Quan Vũ là bởi Gia Cát Cẩn (anh trai Lượng) được Ngô vương coi trọng. Chính vì vậy, Hán Trung vương luôn lo sợ Lượng có giao tình với nước Ngô, cũng hoài nghi Lượng cùng anh trai cấu kết phản Thục.
Còn đối với sự kiện giao phó con trai cho Gia Cát Lượng ở Bạch Đế thành, Lưu Bị nhiều phần là do tình thế thúc ép.
Trước lúc Lưu Bị qua đời, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh Châu đã vô cùng căng thẳng. Con trai Lưu Thiện còn trẻ tuổi, tư chất lại bình thường, khó có thể làm chủ cục diện phức tạp này.
Trong triều lúc đó rối ren, những đại thần Lưu Bị trọng dụng nhất là Pháp Chính và Bàng Thống đều đã qua đời. Như vậy, người có thể ủy thác chỉ còn lại Gia Cát Lượng.
Dù vậy Lưu Bị cũng không ủy thác toàn bộ đại sự cho Lượng, mà trong di chiếu còn nhờ cậy tới Lý Nghiêm – danh gia vọng tộc đất Ích Châu để cùng phò tá con trai.
Như vậy, mối quan hệ quân thần “cá nước” giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả, rất có khả năng chỉ là cách để lưu lại ấn tượng tốt đẹp về các vĩ nhân trong lòng hậu thế mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn