Khám phá

Lưu Thiện vô năng, vì sao Lưu Bị truyền ngôi báu? 40 năm sau, hậu duệ Tư Mã Ý mới hiểu

Dù Lưu Thiện bị nhiều người đánh giá là vô năng, nhu nhược, nhưng Lưu Bị vẫn nhất quyết truyền ngôi báu cho con trai. Hóa ra là có nguyên nhân.

Sự thật chấn động mà La Quán Trung cố ý chối bỏ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa : Trương Phi là cháu rể… Tào Tháo / Đỉnh cao NHẪN trong trí tuệ Tam Quốc: Mài kiếm 20 năm dụng 1 lần để định đoạt thiên hạ trong tay, người đại nhẫn ắt làm nên đại sự!

Vào cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại loạn. Nhiều chư hầu khắp nơi nổi lên tranh cứ. Nhưng suy cho cùng chỉ có ba thế lực mạnh nhất vươn lên dẫn đầu, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô, tạo thành thế chân vạc nổi tiếng thời Tam Quốc.

So với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị rõ ràng có xuất phát điểm yếu hơn. Tuy nhiên, với tham vọng thống nhất thiên hạ, phục hưng Hán thất, Lưu Bị cũng đã từng bước có được những dấu ấn nhất định, nhờ có sự phò tá đắc lực của bậc kỳ tài như Gia Cát Lượng và "Ngũ hổ tướng".

Đáng tiếc, Lưu Bị lại ra đi sớm trong khi sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở. Trước khi qua đời vào năm 223, Lưu Bị đã quyết định truyền ngôi báu cho con trai là Lưu Thiện . Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mặc dù biết Lưu Thiện vô năng, nhưng Lưu Bị nhất quyết giao sự nghiệp của Thục Hán cho đứa con trai này. Rốt cục là vì sao?

Mãi đến 40 năm sau, Tư Mã Chiêu, con trai của Tư Mã Ý, mới phát hiện ra sự thật này.

Lưu Thiện không phải là người thừa kế tốt nhất?

Lưu Thiện vô năng, vì sao Lưu Bị truyền ngôi báu? 40 năm sau, hậu duệ Tư Mã Ý mới hiểu - Ảnh 1.
Trước khi qua đời, Lưu Bị đã phó thác Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng.

Lưu Thiện không phải là người kế vị tốt nhất của Lưu Bị. Bởi trước đó, vị quân chủ này còn có một người khác có thể giao phó cơ đồ nhà Thục Hán, đó chính là người con nuôi tên Lưu Phong.

Trong buổi đầu lập nghiệp, Lưu Bị phải nương nhờ nhiều nơi. Sau khi bị Lã Bố đánh úp, Lưu Bị từng tạm lánh dưới trướng của Tào Tháo. Tuy nhiên, đến khi trở mặt nhau, Lưu Bị từng chịu thất bại nặng nề, thậm chí còn bị Tào Tháo bắt sống vợ con. Chính lúc này, Lưu Thiện còn rất nhỏ nhưng đã rơi vào vòng vây của quân Ngụy.

Lúc bấy giờ, nếu không nhờ Triệu Vân, mãnh tướng tài ba dưới trướng của Lưu Bị, nỗ lực cứu thì có lẽ Lưu Thiện đã mất mạng từ lâu.

Lưu Phong có tài năng và dũng mãnh, thiện chiến. Đôi khi Lưu Bị còn quan tâm đến Lưu Phong hơn cả con ruột là Lưu Thiện. Bản thân Lưu Bị cũng biết rất rõ về việc Lưu Thiện không có nhiều tài năng.

Tuy nhiên, vào thời điểm Quan Vũ phải tháo chạy tại Mạch Thành, thay vì giúp đỡ, Lưu Phong lại án binh bất động nhìn vị tướng này bị đẩy vào chỗ chết. Cuối cùng, sai lầm này đã khiến Lưu Phong rơi vào tình trạng thất sủng và bị chính Lưu Bị ra lệnh xử tử.

 

Vậy, tại sao trước khi qua đời, Lưu Bị vẫn quyết định truyền ngôi cho Lưu Thiện? Phải chăng là không còn lựa chọn nào khác?

Lưu Bị là một vị quân chủ có khả năng nhìn người. Chỉ cần nhìn vào số lượng những vị tướng kiêu hùng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... và các mưu sĩ kỳ tài như Gia Cát Lượng, Bàng Thống ở dưới trướng là có thể thấy được tài năng và nhãn quan nhìn người, chiêu mộ nhân tài của Lưu Bị.

Ở những giây phút cuối đời, sau khi suy xét về cục diện của Thục Hán, cùng những gì có thể xảy ra sau đó, Lưu Bị với tư cách là một vị hoàng đế luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, đã có những cân nhắc khi đưa ra quyết định về việc dùng người. Trong đó, việc truyền ngôi cho Lưu Thiện đương nhiên sẽ không có ngoại lệ.

Trước khi qua đời, Lưu Bị thậm chí còn có màn phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, một nhân tài hiếm có thời Tam Quốc. Do đó ông mới có thể an tâm nhắm mắt khi đặt đại nghiệp của Thục Hán vào tay người con trai không có mấy phần nổi bật như Lưu Thiện.

Sau 40 năm, Tư Mã Chiêu mới hiểu quyết định của Lưu Bị

 

Năm 223, Lưu Thiện kế thừa ngôi vị của Lưu Bị, trở thành vị quân chủ của nhà Thục Hán. Ông được Gia Cát Lượng và nhiều nhân tài phò tá. Do đó, giai đoạn đầu trị vì đất nước của Lưu Thiện diễn ra khá thuận lợi.

Tuy nhiên, sau nhiều lần Bắc phạt không thành và sức cùng lực kiệt, Gia Cát Lượng qua đời tại gò Ngũ Trượng vào năm 234. Sự ra đi của Gia Cát Lượng cũng là dấu hiệu mở đầu cho sự diệt vong của Thục Hán.

Lưu Thiện vô năng, vì sao Lưu Bị truyền ngôi báu? 40 năm sau, hậu duệ Tư Mã Ý mới hiểu - Ảnh 2.

Lưu Thiện hóa ra không hề ngốc như nhiều người tưởng.

Lưu Thiện tuy nắm quyền lực trọng yếu nhưng lại không thể giữ được Thục Hán. Theo đó, Thục Hán bị Tào Ngụy tiêu diệt vào năm 263. Khi đó, thay vì tập trung lực lượng giao chiến, Lưu Thiện lại đưa ra quyết định bất ngờ. Đó là mở cổng thành và đầu hàng Tào Ngụy.

Hành động này của Lưu Thiện khi đó bị người đời chê cười là nhu nhược. Nhưng nếu phân tích kỹ, rõ ràng Lưu Thiện chọn đầu hàng cũng là một cách tránh cho người dân Thục Hán rơi cảnh chiến tranh đẫm máu.

 

Chỉ cần nhìn vào điểm này, Tư Mã Chiêu, một quyền thần vào giai đoạn cuối của nhà Tào Ngụy, mới hiểu vì sao năm xưa Lưu Bị lại chọn Lưu Thiện làm người kế vị ngôi báu.

Lưu Thiện tuy không có tài năng xuất chúng, lại không có tham vọng thống nhất thiên hạ, nhưng trong lúc nguy cấp nhất, ông có thể bảo vệ được gia tộc và người dân Thục Hán. Đây có lẽ cũng là điều mà Lưu Bị sớm nhìn ra ở người con này.

Hơn nữa, sau khi Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234, Lưu Thiện vẫn có thể trì vì Thục Hán Trong 30 năm yên bình. Chưa xét đến các yếu tố khác, chỉ riêng việc có thể điều hành đất nước trong một thời gian dài như vậy cũng có thể thấy Lưu Thiện không hề tầm thường như người đời vẫn tưởng.

Sau khi trở thành ông vua mất nước, Lưu Thiện chuyển đến Lạc Dương (kinh thành của Tào Ngụy) sinh sống. Ông được triều đình Tào Ngụy phong là An Lạc Công.

Nhiều lần đối đầu với một kẻ cơ trí như Tư Mã Chiêu, Lưu Thiện đã "đại trí giả ngu", thành công qua mặt hậu duệ của Tư Mã Ý. Ông không những thoát khỏi án tử mà còn có thể sống an nhàn tới cuối đời ngay tại kinh đô của kẻ địch. Do đó, khi nhận định Lưu Thiện là ông vua mất nước "có hậu" nhất cũng không phải là nói quá.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm