Lưu Tống Tiền Phế Đế - Vị vua nghiện tình dục quái dị
Lưu Tống Tiền Phế Đế (449–465), tên húy là Lưu Tử Nghiệp là hoàng đế thứ sáu của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông lên ngôi khi còn ở độ tuổi thiếu niên và chỉ trị vì trong một thời gian ngắn ngủi.
Lưu Tử Nghiệp lên ngôi hoàng đế vào năm 464, lúc ông mới 16 tuổi đã hoang chơi tàn phá, như lời chiếu lên ngôi của Tống Minh Đế mô tả: "Tử Nghiệp hung ác điêu ngoa, chống lại tính trời, mặt người lòng thú, lúc mới 8 tuổi mà đã phản đạo bại đức, từ những năm này, xâm vũ ngũ thường, bỏ trệ tam chính".
Ông đã đích thân dẫn cận binh đi tấn công và giết chết chú mình là Lưu Nghĩa Cung cùng bốn vương tử của người này. Tử Nghiệp còn sai người sát hại Lưu Nghĩa Cung một cách man rợ. Thậm chí đôi mắt của Nghĩa Cung còn bị đem cho vào ngâm rượu. Chưa hết, Tử Nghiệp rất ghét em gái của mình là Tử Loan mới lên 10 tuổi, vì Loan được cha yêu, nên đã hạ lệnh giết Tử Loan. Hai người em cùng mẹ khác cha của Tử Loan còn rất nhỏ cũng bị giết cùng.
Những người chú của ông không bị giết thì cũng bị nhốt vào lồng tre thả trôi sông.
Bên cạnh đó, Tử Nghiệp còn là người hoang dâm, trụy lạc và bệnh hoạn chưa từng thấy ở thời Trung cổ. Ông từng thông dâm với chị là Công chúa Sơn Âm Lưu Sở Ngọc, tuy xinh đẹp nhưng cũng khát khao chuyện ấy vô độ.
Theo ghi chép của sử sách, vốn bản tính ham mê dục vọng, coi khinh luân thường đạo lý, Lưu Sở Ngọc thường chủ động vào cung, cùng ăn cùng ngủ với Lưu Tử Nghiệp. Vẻ quấn quýt như đôi sam của chị em họ chẳng khác nào cặp phu thê đang mặn nồng tình ái. Trong vòng tay của chị gái, Lưu Tử Nghiệp càng trở nên u mê, nghe theo mọi lời xúi bẩy của chị mà làm càn.
Khi người anh rể biết chuyện, tìm cách giết người em lẫn cô vợ, Lưu Tử Nghiệp liền hợp mưu với Sở Ngọc giết hại luôn anh rể của mình.
Sau đó Tử Nghiệp lại lấy một người cô ruột là công chúa Tân Thái. Xét theo huyết thống, Tân Thái công chúa là cô ruột của Lưu Tử Nghiệp, đã kết hôn cùng tướng quân Hà Mại. Để chiếm đoạt cô mình, Lưu Tử Nghiệp mời công chúa vào cung rồi giữ rịt bên mình, ngày đêm hưởng lạc.
Tới khi đức phu quân của Tân Thái công chúa là tướng Hà Mại vào cung tính chuyện phải trái để đòi vợ, vị vua bạo tàn đã vội bức tử một cung nữ, cho vào quan tài mang trả cho dượng, rồi loan tin Tân Thái công chúa đã yên giấc ngàn thu vì cảm mạo.
Nổi giận đùng đùng, Hà Mại bèn lập mưu tạo phản, nhưng bất thành, cả nhà bị giết dưới tay Lưu Tử Nghiệp. Từ đó, Tân Thái công chúa đổi tên thành Tạ thị, lưu lại chốn thâm cung.
Tương truyền, Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâm, ra lệnh bắt các vương phi, công chúa ra đứng đầy sân rồi cho đám nô bộc ra hành hạ họ, còn vua đứng xem để lấy hứng. Tử Nghiệp còn bắt các cung nữ khỏa thân chạy khắp sân để xem, rồi giết khi cô gái đã kiệt sức.
Sau đó, Tiền Phế Đế lại mơ thấy nữ quan bị chặt đầu chửi rủa mình. Ông nghe một bà đồng nói rằng trong hoàng cung có "quỷ". Do đó, ông đã quyết định tổ chức một lễ diệt trừ yêu ma vào đêm hôm sau. Ông luôn lo sợ và thường hay cầm cung tên đi khắp nơi trong cung để bắn "quỷ", kết cục ông đã bị giết chết.
Khi Lưu Tử Nghiệp bị giết ông ta mới 17 tuổi, mới lên ngôi được 1 năm. Trước đó, Lưu Tử Nghiệp thường mơ thấy một người đàn bà chửi rủa: "Ngươi quá hung bạo và vô đạo đến nỗi ngươi sẽ không thể tiếp tục sống để thấy vụ thu hoạch lúa mì vào năm tới." Sự thật đã diễn ra đúng như giấc mơ của vị vua này. Đến bây giờ, lịch sử Trung Quốc vẫn nhắc lại tên Lưu Tử Nghiệp với danh phong là vị vua dâm loạn nhất thời phong kiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
CLIP: Vừa thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của cá sấu, ngựa vằn lại gặp phải bầy sư tử vài cái kết
CLIP: Thấy con nhỏ bị đàn xư tử tấn công, trâu rừng mẹ dũng cảm lao vào truy sát kẻ đi săn và cái kết mỹ mãn
Tiết lộ ốc đảo giữa sa mạc lớn nhất châu Á: Tồn tại khoảng 2.000 năm, được mệnh danh ‘thiên đường’