Lý do các đại hiệp thời xưa cả ngày chỉ biết gây gổ, không làm việc gì nhưng vẫn có tiền để tiêu
Võ tướng nhà Tây Sơn được mệnh danh là 'Hậu Nghệ Việt Nam', xuất thân giàu có, có biệt tài chọn ngựa / Choáng váng trước sự lớn mạnh của lực lượng cảnh vệ, mật thám bảo vệ các hoàng đế Trung Hoa
Ngoài những màn giao đấu đầy đẹp mắt trong các bộ phim truyền hình, nhiều người vẫn thắc mắc về số tiền mà những vị đại hiệp có được dù không bao giờ thấy họ làm việc. Thậm chí, họ còn tiêu rất nhiều suốt ngày chỉ ăn uống hưởng lạc. Đặc biệt hơn nữa, trên người họ lúc nào cũng có những thỏi bạc hoặc thỏi vàng lớn. Thỉnh thoảng, các đại hiệp này còn giúp đỡ người nghèo. Vậy tiền của họ đến từ đâu?
Các đại hiệp thời xưa đều làm việc trong các bang phái, hoặc nhà quyền thế mới có nhiều tiền ăn uống hưởng lạc
Những đại hiệp xưa khi đi khắp thế gian cũng như chúng ta khi đi du lịch, cần chi phí đi lại, ăn ở. Các chi phí này khá cao nên khó tồn tại nếu không có nguồn tài chính. Không nghề nghiệp mà vẫn muốn có tiền, trừ khi đi ăn xin hoặc ăn cướp. Tuy nhiên, rất nhiều đại hiệp tự coi mình là người tử tế chắc chắn sẽ không làm 2 việc này.
Thời cổ đại có 2 loại đại hiệp, một loại theo băng đảng, chẳng hạn như các phái Võ Đang, Toàn Chân Giáo... Loại còn lại không theo băng nhóm, chẳng hạn như Quách Tĩnh trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung.
Những đại hiệp trong băng nhóm sẽ được trả lương khi hoạt động tại đây. Họ khá giàu có nên dư sức ăn tiêu như trên phim. Trên thực tế, các môn phái trong tiểu thuyết võ hiệp cũng giống như những gia tộc danh tiếng thời xưa. Họ đều có ruộng đất hoặc công việc kinh doanh riêng. Ví dụ như phái Hoa Sơn sở hữu cả một vùng đất rộng lớn quanh chân núi Hoa Sơn. Họ bỏ tiền thuê nông dân trồng trọt, chăn nuôi ở đây. Tiền thu được từ hoạt động này đủ để chi trả cho cả băng nhóm.
Một số băng nhóm dựa vào kinh doanh sòng bạc, nhà chứa... để kiếm tiền. Nếu có xảy ra xô xát, người bình thường không thể kiểm soát tình hình. Còn một loại bang phái tương tự các tổ chức tội phạm hiện nay, họ chuyên thu tiền bảo kê để tồn tại.
Trong các bộ phim kiếm hiệp của Kim Dung còn có Cái Bang, một bang phái của ăn mày. Dù nhóm này có vẻ là những người nghèo nhất, ăn mặc rách rưới nhưng thực tế, thu nhập từ việc ăn xin khá đáng kể.
Tiếp theo, hãy nói đến những đại hiệp không thuộc bang phái nào. Với những người này, sự phân cực tương đối rõ ràng, người giàu thì rất giàu, người không có tiền vẫn phải đi làm những công việc lặt vặt để kiếm sống.
Những đại hiệp nổi tiếng không cần nghĩ tới tiền bạc bởi thường có người tự nguyện tặng tiền cho họ. Ví dụ như khi Quách Tĩnh đến Giang Nam, anh được Đại hãn Mông Cổ quý trọng, tặng cho rất nhiều vàng. Đối với những nhân vật phụ ít người biết đến, họ chỉ có thể làm việc một cách chăm chỉ. Tất nhiên, cũng có nhiều người sinh ra trong gia đình giàu có, chẳng hạn như nhân vật Đoàn Dự. Cha anh là vua Đại Lý, chàng trai này sinh ra đã ngậm thìa vàng.
Như vậy, các đại hiệp ngày xưa đều phải nỗ lực và làm việc để trang trải cuộc sống. Nếu may mắn sinh ra trong gia đình giàu có, họ không phải lo cơm áo gạo tiền. Nhưng nếu không có xuất phát điểm tốt, họ phải rèn luyện võ thuật và làm việc chăm chỉ như bao người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Cuộc săn kịch tính, sư tử đối đầu trâu rừng dưới sông
CLIP: Đại bàng nhận cái kết đắng khi săn nhầm dê núi dũng mãnh
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt giành quyền giao phối của heo rừng, cái kết đầy kịch tính
CLIP: Bầy linh cẩu bao vây tấn công sư tử, 'lãnh chúa vùng đồng cỏ' nhận cái kết bi thảm