Lý do đằng sau việc Vạn Lý Trường Thành tồn tại được hơn 600 năm mà không cần dùng xi măng
Tần Thủy Hoàng đã sử dụng vật liệu xây dựng gì để khiến Vạn Lý Trường Thành sừng sững cả 2000 năm? / Giải mã 'khu vực đặc biệt' ở Vạn Lý Trường Thành bí ẩn suốt hơn 2000 năm trời
Vạn Lý Trường Thành được hiểu là "Bức tường dài vạn dặm", là thành lũy dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Mục đích xây Vạn Lý Trường Thành nhằm bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng lần đầu tiên bởi Tần Thủy Hoàng. Sau này, các hoàng đế của các triều đại khác khi lên ngôi cũng đầu tư sửa chữa Vạn Lý Trường Thành.
Theo Chinatimes, Vạn Lý Trường Thành hiện tại mà chúng ta thấy thực ra được Chu Nguyên Chương mở rộng vào thời nhà Minh dựa trên nền móng sẵn có.
Vạn Lý Trường Thành vốn được xây dựng từ hàng ngàn năm trước từ thời nhà Tần, đến thời nhà Tống và Nguyên, hầu hết các bức tường thành đều ở trong tình trạng đổ nát. Phải đến khi Chu Nguyên Chương - vị hoàng đế sáng lập nhà Minh phải hàng nghìn thợ thủ công mở rộng Vạn Lý Trường Thành trên nền móng sẵn có từ thời nhà Tần.
Vạn Lý Trường Thành được biết đến ngày hôm nay được xây dựng vào khoảng năm 1474. Nhiều người thường gọi đây là Vạn Lý Trường Thành thứ hai của Trung Quốc. Bức tường thành được xây dựng từ thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải và kết thúc tại tỉnh Cam Túc giáp với biên giới Sa mạc Gobi. Điểm cuối phía Tây của di tích này chính là Gia Dục Quan nằm ở tỉnh Cam Túc.
Điều đáng ngạc nhiên là không có xi măng, Vạn Lý Trường Thành của nhà Minh đã tồn tại được hơn 600 năm. Điều này được cho là có liên quan đến loại vật liệu đặc biệt là loại vữa có tên gọi "nhu mễ sa tương" hay còn được hiểu là "vữa gạo nếp".
Theo Sohu.com, vào thời nhà Tần, do thiếu nguyên liệu nên vật liệu dùng để xây Vạn Lý Trường Thành rất thô sơ, chủ yếu là đất, đá và rơm. Khi mưa lớn, nước sông dâng cao, một phần Vạn Lý Trường Thành sụp đổ. Điều này cho thấy những bức tường thành không hề vững chắc. Sau khi nhà Tần sụp đổ, các vị vua kế tiếp của các triều đại khác cũng đầu tư rất nhiều nhân lực vào việc sửa chữa nhưng không thu được thành tích đáng kể.
Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay vốn được xây dựng và mở rộng dựa trên nền móng Vạn Lý Trường Thành có từ thời nhà Tần do Chu Nguyên Chương ra lệnh xây dựng từ năm 1368. Như vậy, Vạn Lý Trường Thành ngày nay có tuổi đời hơn 600 năm.
Dù không sử dụng xi măng hay bê tông cốt thép nhưng bức tường thành này vẫn vững như bàn thạch. Theo Sohu, có hai nguyên nhân chính phía sau vấn đề này.
Trước hết, vật liệu xây dựng nên những bức tường thành này khá độc đáo và quý giá. Vào thời nhà Minh, "nhu mễ sa tương" (Sticky rice mortar) hay còn được hiểu là "vữa gạo nếp" là loại vữa được sử dụng trong việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
Theo đó, đây là loại vữa được sử dụng trong xây dựng truyền thống của Trung Quốc. Loại vữa này có công dụng như xi măng ngày nay. Chúng được phát minh cách đây 1.500 năm từ thời Nam Bắc triều Trung Quốc, hơn 500 năm sau Công nguyên. Đây là loại vữa tổng hợp đầu tiên được làm từ nguyên liệu thô hữu cơ và vô cơ.
Vào thời nhà Minh, sau khi người thợ nén đất thành những khối đất vuông cứng và loại bỏ sỏi, sạn, làm ra những viên "gạch" đất nung rất cứng. Sau đóm dùng vữa gạo nếp, vôi tôi và đá vôi trộn đều để tạo thành chất kết dính đặc biệt. Loại vữa này bền hơn vữa xây dựng thông thường. Về nguyên tắc, loại vữa thời nhà Minh sử dụng có phần giống với xi măng ngày nay.
Thứ hai, Chu Nguyên Chương rất ghét quan tham nên nghiêm khắc ra lệnh cho thợ xây dựng thủ công khi xây tường phải khắc tên của các vị quan, kể cả quan giám sát việc thi công. Sau khi tường thành được xây dựng hoàn chỉnh, nếu dùng búa đập vào tường mà bức tường bị đổ thì điều đó đồng nghĩa với việc những vị quan có tên được khắc dưới những bức gạch sẽ phải chịu tội chết. Thậm chí, người nhà của họ cũng bị liên lụy. Chính vì tạo ra điều kiện áp lực cao như vậy nên hiếm khi có những bức tường kém chất lượng. Đây cũng là lý do giúp Vạn Lý Trường Thành tồn tại đến ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước