Khám phá

Lý do đáng sợ đằng sau việc nha dịch, binh lính thời cổ đại thường tranh nhau đi áp giải các nữ phạm nhân bị lưu đày

Nguyên nhân của việc này thậm chí còn đáng sợ và sâu xa hơn nhiều so với tưởng tượng của hậu thế ngày nay.

Nguyên nhân đoàn phim 'Tây Du Ký 1986' bị coi là phạm nhân trốn trại / "Phạt cười" - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Khi nụ cười có thể gây ra nỗi đau kinh hoàng cho các phạm nhân

Nếu đã từng xem những bộ phim cổ trang Trung Hoa, hẳn nhiều người cũng không còn xa lạ với hình ảnh phạm nhân bị lưu đày ra biên ải hoặc bị áp giải tới địa phương nào đó để chịu phạt.

Vào thời phong kiến, khi có tù nhân bị xử án lưu đày, người chịu trách nhiệm áp giải họ sẽ là các nha dịch, binh lính cấp thấp.

Nhiệm vụ của những người này vừa là giám sát tù nhân đồng thời cũng quản lý cuộc sống sinh hoạt của họ trên suốt đường đi.

Tuy nhiên trên thực tế, quá trình áp giải hầu hết đều vô cùng gian khổ. Bởi vậy nên đa số các nha dịch thời bấy giờ đều không mấy mặn mà với nhiệm vụ này.

Thế nhưng trong trường hợp tù nhân cần áp giải là nữ, tầng lớp này lại sẵn sàng tranh nhau để được đi thi hành nhiệm vụ gian khổ đó, mà nguyên nhân lại xuất phát từ một vài lý do mờ ám dưới đây.

Lý do thứ nhất: Thu tiền hối lộ

Lý do đáng sợ đằng sau việc nha dịch, binh lính thời cổ đại thường tranh nhau đi áp giải các nữ phạm nhân bị lưu đày - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Vào thời cổ đại, án lưu đày thường là hình thức xử phạt dành cho những người có địa vị nhất định trong xã hội.

Đa số những người chịu án này là các đối tượng thuộc tầng lớp trung lưu, mắc phải một tội danh nào đó cần xử phạt nhưng chưa tới mức phải phán án tử hình.

Trên thực tế, việc các nam phạm nhân bị lưu đày vốn không phải là chuyện hiếm lạ. Đối với những người này, tầng lớp sai nha, binh lính vốn chẳng hề mặn mà.

Bởi lẽ, các nam phạm nhân vốn có thể trạng khỏe mạnh. Lưu đày chẳng qua sẽ khiến họ tốn thêm chút sức đi đường mà thôi.

Tuy nhiên trường hợp của các nữ phạm nhân lại không giống như vậy. Trên thực tế, vẫn có một vài tiểu thư, phu nhân nhà giàu bị xử án lưu đày.

 

Vì họ vốn sở hữu thể trạng yếu đuối nên thân nhân thường sẽ bỏ tiền hối lộ để đảm bảo sự bình an cho những người này. Và số tiền đút lót đó đa số đều vào túi đám nha dịch, binh lính chịu trách nhiệm áp giải.

Bởi vì các nữ phạm nhân trên đường đi không dễ chịu khổ, sẽ cần tới sự bảo vệ, chiếu cố của những người đi cùng, cho nên việc áp giải họ ít nhiều vẫn có thể trở thành một mối kiếm lời cho tầng lớp sai nha thời bấy giờ.

Lý do thứ hai: Nữ phạm nhân dễ dàng trông coi

Lý do đáng sợ đằng sau việc nha dịch, binh lính thời cổ đại thường tranh nhau đi áp giải các nữ phạm nhân bị lưu đày - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Thể chất của đàn ông và phụ nữ từ xưa tới nay vẫn luôn có sự khác biệt rất lớn. Cũng bởi vậy nên vào thời cổ đại, từng có không ít nam phạm nhân bỏ trốn thành công trên đường áp giải, nhưng đối với các tù nhân nữ thì rất ít khi xảy ra chuyện này.

 

Cho nên khi áp giải các nam tù binh, sai nha thường sẽ tương đối vất vả vì ngày đêm phải đề phòng họ chạy trốn.

Trong khi đó, các nữ phạm nhân thể trạng yếu đuối, đi đường cả ngày dài đã tiêu tốn gần hết sức lực, về cơ bản gần như không có khả năng trốn thoát.

Hơn nữa đa số họ đều mang trong mình tâm lý sợ sệt. Vì thế họ càng không dám bỏ trốn nếu cân nhắc tới hậu quả trong trường hợp bị bắt lại.

Đó là chưa kể tới việc áp giải các nữ phạm nhân là công việc tương đối nhàn hạ. Bởi nếu xuất thân từ các gia đình giàu có, họ thậm chí còn được thân nhân bí mật sắp xếp xe cộ hộ tống.

Các nữ tù nhân đã được hưởng đãi ngộ như vậy, người áp giải họ đương nhiên sẽ chẳng bị thiệt thòi. Cho nên đây cũng là công việc béo bở mà đám sai nha, nha dịch thường tranh nhau giành lấy.

 

Lý do thứ ba: Ý đồ mờ ám

Lý do đáng sợ đằng sau việc nha dịch, binh lính thời cổ đại thường tranh nhau đi áp giải các nữ phạm nhân bị lưu đày - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Ngoại trừ những nguyên nhân kể trên, còn có một lý do khác mà nhiều người hẳn đã nghĩ tới.

Đó là một số sai nha có dã tâm bất lương sẽ tìm cách để thừa cơ làm khó, thậm chí "đụng tay đụng chân" với các nữ phạm nhân trên đường áp giải.

Vì giờ đây đang mang trên mình thân phận tù nhân, những người này cũng khó có cơ hội phản kháng hay tố cáo. Điều đó càng tạo cơ hội cho bè lũ nha dịch thừa cơ làm càn.

 

Từ những nguyên nhân trên đây, có thể thấy việc tầng lớp nha dịch, binh lính thời bấy giờ thường tranh nhau cơ hội áp giải các nữ tù nhân đi lưu đày thực chất đều bắt nguồn từ những tâm tư đen tối và các mục đích tư lợi của họ mà thôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm