Lý do khiến hồ Roopkund chứa đến 800 bộ xương người là gì?
Bí kíp võ công hay giấc mộng giang hồ của nhà văn Kim Dung / Tình nhân Lệnh Hồ Xung và nụ hôn đẹp nhất một đời Kim Dung
Cách đây 76 năm trước, nhân viên kiểm lâm người Ấn Độ tên là H.K. Madhawl đã tình cờ phát hiện ra hồ Roopkund ở bang Uttarakhand phủ, đóng băng quanh năm, sâu gần 2 m, tọa lạc ở độ cao gần 5.000m so với mặt biển ở trên dãy Himalaya, có niên đại từ thế kỷ thứ 9 sau công nguyên. Với đặc điểm bí ẩn này, hồ Roopkund thực sự trở thành điểm đến cực kỳ hấp dẫn cho du khách địa phương, nhất là nhóm người ưa mạo hiểm và thích khám phá những điều mới lạ.
Vào thời điểm tìm thấy hồ Roopkund (năm 1942), băng tuyết đã tan nên để lộ ra hơn 200 bộ xương người nhưng sau này còn phát hiện thấy thêm nhiều bộ xương nữa, đưa tổng số lên hơn 800 bộ với nhiều kích thước khác nhau. Ngay lập tức, tin tức được lan truyền và gây chấn động khắp nơi bởi Roopkund vốn nằm ở nơi cao và hẻo lánh, không có người sinh sống nên việc tìm thấy hàng trăm bộ xương giữa nơi mông quạnh quả là điều hiếm thấy.
Để tìm hiểu sự thật, các nhà khoa học đã vào cuộc. Năm 2004, sau khi khảo sát kỹ các bộ xương người, các nhà khoa học tìm thấy một số vật dụng như vòng đeo tay bằng thủy tinh, nhẫn, hài da và gậy gộc bằng trúc.
Kiểm tra hài cốt tại thực địa, các nhà khoa học nhận thấy rằng phía trên đầu các hài cốt này đều có vết nứt khá sâu. Những vết thương không được gây ra bởi lở tuyết hay lở núi mà là do vật thể hình tròn rơi từ trên đánh trúng. Từ đó, dự đoán bước đầu cho rằng có một trận mưa đá khổng lồ đã xảy ra bất ngờ khiến hơn 800 người trở tay không kịp, khiến họ bị thương và thiệt mạng.
Nhưng một câu hỏi khác, tại sao những người này lại có mặt ở nơi hiểm trở đầy khắc nghiệt này?
Trong số hơn 800 bộ xương này thì có hơn 30 bộ còn cả đầu, tóc, móng tay chân, tất cả được đưa về Trung tâm Sinh học Phân tử và Tế bào Hyderabad (HCMB) để kiểm tra ADN. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện thấy, tuy đã hơn 1.000 năm trôi qua, trên đầu của những người này vẫn còn miếng xương nhỏ nhô ra ngoài trán.
Đặc điểm này chỉ có ở những cư dân thuộc vùng Maharashtra, miền trung nam Ấn Độ. HCMB đã tiến hành phân tích tiếp ADN và phát hiện thấy có 3 mẫu trong số này có chuỗi xoắn gen ADN đột biến rất lạ, chưa từng thấy ở nơi khác trên thế giới ngoại, trừ nhóm người di dân ở Maharashtra, Ấn Độ.
Trong 300 bộ xương ở lòng hồ được nghiên cứu, khoa học khám phá thêm nhiều chi tiết thú vị khác. Toàn bộ 300 bộ xương được chia làm 2 nhóm chính: một nhóm có khung xương khá to, nhưu vậy, cơ thể của những người này rất to lớn, và cường tráng, có thể có nguồn gốc từ Iran. Nhóm còn lại có khung xương nhỏ hơn và có ít bộ xương hơn. Kết luận cuối cùng đưa ra là hơn 300 người nằm dưới lòng hồ Roopkund phần lớn là người Ấn Độ đã có một cuộc hành hương tập thể lên hồ Roopkund vào thế kỷ thứ 9 sau CN.
Những người có vóc dáng nhỏ hơn có thể là cư dân sống quanh đó hoặc người hướng dẫn cho nhóm hành hương này. Nguyên nhân, tử vong hàng loạt không do bệnh tật, chết cùng một thời điểm, có thể một trận mưa đá khổng lồ có vận tốc vô cùng lớn đột ngột ập đến khiến những người này trở tay không kịp để tìm nơ ẩn nấp.
Số thương vong còn lại có thể chết do khí hậu khắc nghiệt đói và rét. Đặc biệt, các nhà khoa học còn tfim thấy bằng chứng, rất có thể những người này đã đến đây là hái lượm “Nấm ma thuật”, loại nấm có đặc tính dược liệu kinh ngạc, xuất hiện hiện nhiều trong mùa xuân.
Cuộc hành trình ban đầu tốt đẹp nhưng sau lại bị mắc kẹt, không có nơi nào để chạy trốn nên khi gặp mưa đá mạnh như sắt (tốc độ hơn 160km/h) bất ngờ xảy ra khiến toàn bộ nhóm tử vong. Để so sánh, mưa đá có tốc độ lớn gây chết người là điều không hiếm, từng xảy ra trong xã hội hiện đại. Bằng chứng, theo sách Kỷ lục Guiness Thế giới (GWR), năm 1986 tại Bangladesh một trận mưa đá kinh hoàng đã xảy ra, những hạt mưa nặng đến 1kg rơi xuống làm cho 92 người thiệt mạng. Do vậy, các nhà khoa học tin rằng điều này hoàn toàn logic, có thể nó đã xảy ra tại Roopkund vào khoảng năm 850.
Đặc biệt hơn, do được băng tuyết bảo quản ở nhiệt độ thấp nên xương ở hồ Roopkund chỉ lộ ra mỗi năm 1 lần. Ngày nay, đến thăm hồ Roopkund, du khách vẫn còn thấy hiện trạng nguyên thủy, bởi sau khi nghiên cứu, những bộ xương này đã được đưa trở về vị trí cũ để tiếp tục với chức năng là nhân chứng lịch sử. Ngày nay, hàng năm, cứ đến hẹn lại lên, khi lớp băng giá bao phủ trên hồ tan ra là thời điểm hàng trăm, hàng ngàn khách du lịch thập phương tới tham quan du lịch và thực hành tính ngưỡng, cầu nguyện cho những linh hồn xấu số đã từng bỏ mạng tại nơi vùng đất khắc nghiệt này.
Tuy nhiên để đến được hồ Roopkund, du khách phải vượt qua con đường dốc dựng đứng từ làng Lohajung (2.350m), 5 ngày xuyên qua khu rừng rậm, sau đó leo lên núi cao để tiếp cận với hồ. Các tour du lịch phổ biến từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất