Lý do mộ thường được đắp thành hình tam giác? Đọc xong mới biết người xưa thông minh thế nào!
Bí ẩn hậu cung và lăng mộ an táng hàng chục phi tần của Khang Hy / Bí ẩn khu lăng mộ cổ hàng trăm năm ở Việt Nam rộng 960m2 từng bị chôn vùi dưới lòng đất, giới chuyên môn miệt mài giải mã phương pháp xây dựng
Ảnh minh họa
Trung Quốc là đất nước có lịch sử và nền văn hóa lâu đời. Vì vậy mà nhiều kinh nghiệm ẩn chứa trong đó nhiều trí tuệ đã được lưu truyền cho thế hệ sau, hình thành nên những phong tục văn hóa độc đáo của nước này và thậm chí còn ảnh hưởng đến những nước Á Đông khác!
Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, nhiều phong tục đã thay đổi, chẳng hạn như phong tục tang lễ, thời xa xưa người ta chú ý đến việc “chôn cất an táng”, hiện nay nhiều nơi đã lựa chọn cách hỏa táng để tiết kiệm tài nguyên về đất đai.
Tuy nhiên trong văn hóa tang lễ truyền thống ở Trung Quốc, khi một người chết và được chôn cất, quan tài hiển nhiên được chôn dưới lòng đất, nhưng trên bề mặt, đất cát lại được đắp thành một ụ nhỏ hình tam giác. Tục lệ mai táng này cũng giống với cách mai táng ở Việt Nam.
Nhiều người có thể thấy quen thuộc với điều này nhưng ít người biết rằng đằng sau chi tiết này là cả câu chuyện đầy ý nghĩa và thể hiện trí tuệ của người xưa.
Trong Kinh Lễ - 1 trong Ngũ Kinh của Khổng Tử có câu chuyện rằng cha của Khổng Tử qua đời khi ông còn rất nhỏ . Khi Khổng Tử lớn lên, ông muốn tỏ lòng kính trọng với cha mình, nhưng ông đã tìm kiếm rất lâu không tìm thấy mộ của cha mình.
Sau đó, với sự giúp đỡ của dân làng, Khổng Tử cuối cùng đã tìm thấy lăng mộ của cha mình.
Để thuận tiện cho việc tìm kiếm, nhận dạng khi sau này đến viếng mộ cha, Khổng Tử đã cho chất một ụ đất nhỏ lên mộ cha và trồng nhiều cây xanh xung quanh.
Đây có thể là nguồn gốc của gò đắp mộ từ xa xưa! Sau này, khi có người qua đời, người ta sẽ đắp một gò đất nhỏ lên đó, không những để mọi người dễ nhận biết và tìm kiếm hơn mà đây còn là tín hiệu của những ngôi mộ để mọi người sẽ kính trọng, không bất cẩn giẫm đạp, hoặc đào bới ở đây để xây nhà, làm đường.
Đáng nói, việc xếp các ngôi mộ thành những ụ nhỏ hình tam giác cũng có mục đích rất thiết thực. Khi trời mưa, nếu mặt mộ bằng phẳng sẽ dễ bị đọng nước, theo thời gian nước sẽ thấm xuống và ăn mòn quan tài dưới lòng đất.
Nhưng nếu trên đỉnh mộ có một ụ đất hình tam giác thì lại khác, khi nước mưa ập đến, nước sẽ chảy từ đỉnh tam giác xuống các khu vực xung quanh bên dưới, giảm khả năng tích tụ nước.
Chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh mái nhà - thường được phổ biến ở các quốc gia, vùng miền có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Thiết kế này để nước mưa có thể thoát được nhanh.
Từ đây chúng ta cũng có thể thấy người xưa đã rất khôn ngoan như thế nào, thể hiện ngay trong việc chôn người đã khuất.
Có thể thấy, hình ảnh gò mộ hình tam giác vô cùng quen thuộc nhưng để có được thói quen và tục lệ này thì người xưa đã mất thời gian cũng như dùng kinh nghiệm để đúc rút được!
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù