Lý giải khoa học về những điều kỳ lạ khi ngủ
Chuyện lạ: Người phụ nữ nói tiếng nước ngoài trôi chảy sau một giấc ngủ / Chuyện lạ: Cháu bé cứ ngủ là gặp tử thần
Mộng trong mộng
Có nghĩa là bạn nằm mơ thấy mình đang nằm mơ. Cụ thể, cùng một thời điểm, bạn thức giấc từ giấc mơ được lồng vào khi bạn vẫn đang ngủ. Việc thức giấc trong giấc mơ được gọi một cách logic là báo động giả. Hiện tượng này được lý giải là khi bạn đột nhiên chuyển từ giấc mơ này sang giấc mơ khác, thay đổi toàn bộ môi trường, không gian và cảm xúc.
Ảo giác mơ màng khi ngủMột người mơ màng chuẩn bị chìm vào giấc ngủ sẽ nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ trước mắt, như những khuôn mặt hay sinh vật đáng sợ. Đây là một trong một vài loại ảo giác mà những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể có. Trẻ em thường xuyên gặp hiện tượng trên, có thể do tâm lý không muốn đi ngủ. Những nguyên nhân khác bao gồm căng thẳng, hay đơn giản là một trí tưởng tượng tốt, hoặc chúng ta đi ngủ khi say rượu.
Hội chứng nổ trong đầuHiện tưởng nổ trong đầu hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Người gặp phải triệu chứng này sẽ cảm thấy vừa có tiếng nổ trong đầu hay một âm thanh rất lớn khiến họ rất sợ hãi.
Nhưng thực tế, thế giới bên ngoài vẫn an toàn và những hiện tượng đó chỉ xảy ra trong đầu họ. Hiện tượng nổ trong đầu không gây đau đớn, nhưng ảnh hưởng lớn tới tâm lý.
Mộng du
Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ.
Trạng thái lúc này của cơ thể trái ngược lại với bóng đè, tức là phần ý thức đang ngủ nhưng cơ thì không bị liệt.
Những người mắc chứng mộng du thường đột nhiên rời khỏi giường ngủ, di chuyển và làm các công việc thường nhật như dọn dẹp, đi bộ hay thậm chí là bước ra khỏi nhà trong tình trạng mắt vẫn nhắm nghiền lại.
Người ta không xác định được nguyên nhân chính xác của mộng du nhưng mộng du rất thường gặp. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh (chóng lớn).
Bóng đèBóng đè thường dùng đểchỉ hiện tượng một người nào đó trong khi ngủ bỗng nhiên cảm nhận rất rõ ràng là có ai đang đè chặt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể mình - thường là ngực, chân, tay hoặc đầu, mặt…, khiến họ nghẹt thở hoặc tê dại nhưng lại không thể nào kêu cứu, vùng vẫy để thoát ra.
Theo thời gian, Y học phát triển và hiện tượng "bóng đè" lần lượt được các nhà Tâm thần học giải mã. Các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng "bóng đè" là hệ quả của sự rối loạn gấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn "thức - ngủ" của não bộ bị đứt quãng.
Theo NCBI, khoảng 7% dân số đã có trải nghiệm này ít nhất một lần.
Giác ngộ trong khi ngủ
Chúng ta không thể tìm ra giải pháp cho một vấn đề trong một thời gian dài và liên tục suy nghĩ về nó, rồi cuối cùng tìm thấy câu trả lời trong giấc mơ. Nhà hóa học Dmitri Mendeleev từng bị ám ảnh về bảng tuần hoàn các yếu tố, và rồi ông đã nhìn thấy chúng trong một giấc mơ. Tương tự ,nhà hóa học August Kekulé cũng mơ thấy công thức hóa học của benzen.
Theo lý giải của các nhà khoa học thì đôikhi tiềm thức của chúng ta biết câu trả lời, mặc dù chưa thật sự nhận thức được. Trong thời gian ngủ, tiềm thức hoạt động tích cực hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn.
Ảo giác lúc sắp ngủẢo giác lúc sắp ngủ xảy ra lúc cơ thể chuẩn bị ngủ, khi mà trạng thái ý thức đã suy giảm nhưng hoạt động của 5 giác quan vẫn còn tiếp diễn. Do đó, cơ thể gặp phải những rối loạn về cảm giác gây ra ảo giác. Đó có thể là ảo giác thị giác hay thính giác xảy ra trong khi ngủ. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, những ảo giác này còn có thể gây ra sự lo lắng dữ dội trong thực tế.
Cảm giác hụt chân/rơi từ trên cao xuống
Đôi khi chúng ta cảm giác như mình bị rơi từ trên cao xuống với cảm giác rất chân thực và sợ hãi đến khi tỉnh giấc. Hoặc cảnh tượng mơ mình đang bay nhưng bị vấp ngã và rơi xuống rất khó chịu.
Theo khoa học lý giải thì quátrình ngủ cũng giống như chúng ta đang "chết dần", bởi vì lúc này, nhịp tim và hơi thở chậm, xuống ở mức rất thấp.
Điều này đã khiến bộ não cảm thấy hoảng sợ và truyền dẫn tín hiệu để kiểm tra xem người đó còn sống hay không, và đánh thức cơ thể, các cơ bắp thức giấc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc