Lý giải về nơi hiến tế hàng loạt trẻ em
Phát hiện ấu trùng bọ rùa dùng phân làm vũ khí chiến đấu / Sự thật về những 'ma cà rồng đời thực' không phải ai cũng rõ
Nghiên cứu trên địa điểm cổ ở Bắc Mỹ cung cấp thêm cách lý giải về mục đích thực sự của khu nghĩa địa toàn trẻ nhỏ mà lâu nay người ta vẫn tin là để hiến tế.
Thành bang Carthage được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 TCN, khi Nữ hoàng Dido rời Phoenicia (nằm trên bờ đông của Địa Trung Hải) đến khu vực là Tunis thuộc Tunisia ngày nay. Đế chế này trở thành trung tâm quyền lực của thế giới cổ và từng tiến hành một số trận chiến chống lại đội quân La Mã hùng mạnh.
Các nhà khảo cổ học bắt đầu khai quật nền văn cổ từ cách đây một thế kỷ, và họ tìm thấy bình đựng di cốt hoả táng của hàng ngàn em bé, dê và cừu non tại khu nghĩa địa gọi là Tophet - nơi được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 700 - 300 TCN. Vào thời kỳ đỉnh điểm, Tophet phát triển rộng hơn một sân bóng và có chín tầng chôn cất.
Dựa vào thông tin lịch sử, các nhà khoa học tin rằng người Carthage hiến tế trẻ em tại Tophet trước khi chôn chúng ở đó. Kinh thánh mô tả lễ hiến tế trẻ em lên thần Baal vốn được tôn thờ trong nền văn minh Carthage. Một nhà sử học Hy Lạp và một nhà sử học La Mã đều kể lại những câu chuyện từ thời kỳ này, trong đó các linh mục cắt cổ họng những em bé rồi ném chúng vào hố lửa, Jeffrey Schwartz ở ĐH Pittsburgh (Mỹ) cho biết.
Tuy nhiên, những thông tin đó xuất phát từ kẻ thù của người Carthage. “Một số thông tin trong đó có thể đã được tung ra để chống lại người Carthage", Schwartz nói.
Năm 2010, Schwartz và các đồng nghiệp căn cứ trên những mảnh răng còn lại của 540 em bé để lập luận rằng địa điểm này không phải nơi giết trẻ em để hiến tế. Cách lý giải mới vừa được đăng trên tạp chí Cổ vật số ra tháng này.
Trong bài viết vừa được đăng, các nhà nghiên cứu trích dẫn nhiều nghiên cứu cổ để khẳng định phương pháp ước lượng tuổi của trẻ em dựa trên mẫu răng là đáng tin cậy.
Nhóm nghiên cứu cho rằng nhiều mẩu răng được tìm thấy ở Tophet thực chất là một phần của những chiếc răng vẫn còn chưa nhú lên khỏi lợi của những bào thai hay những em bé vừa sinh đã chết yểu, nên không thể nói rằng chúng bị hiến tế sống. Bằng chứng cho thấy một nửa số mẫu răng cho thấy những đứa trẻ chết khi chưa đầy tháng. Áp lực trong lúc sinh nở tạm thời khiến răng của trẻ sơ sinh ngừng phát triển, tạo ra một vạch nhỏ xíu màu đen trên nướu. Tuy nhiên, vạch đen này chỉ hình thành sau 1 hoạc 2 tuần sau khi em bé được sinh ra.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác vẫn cho rằng Tophet là nơi tế sống trẻ nhỏ.
“Độ tuổi khác nhau của những trẻ em nơi đây cho thấy người Carthage hiến tế cả trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi", Patricia Smith, nhà nhân loại học ở ĐH Do Thái ở Jeruralem, nói.
Nhóm của Smith xuất bản một bài báo vào năm 2011 để chất vấn phương pháp phân tích mẫu răng của Schwartz. Nhiệt độ và áp suất cao trong quá trình hoả táng có thể xoá dấu vết của đứa trẻ chưa đầy tháng, vì thế nên không thể khẳng định đây là phương pháp xác định tuổi chính xác. Nhóm của Schwart tính toán nhầm mức độ răng bị tụt xuống trong quá trình hoả táng, dẫn tới việc ước tính tuổi sai, Smith lập luận.
Smith cũng không đồng tình rằng người Carthage có thói quen hoả táng trẻ sơ sinh chết yểu. Vào thời gian đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết là cực kỳ cao, nên trẻ con chỉ được coi là người cho tới khi chúng được 1 hoặc 2 tuổi. Người Carthage chặt phá gần hết cây cối để trồng mùa màng, và sẽ không dùng số củi quý giá để hoả táng trẻ.
“Người Carthage đi biển rất giỏi; họ cần gỗ để làm thuyền và các công cụ khác", Smith nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông