Khám phá

Ly kỳ quái vật biển dài 20m chết trên núi cao khiến nhóm khảo cổ choáng váng

Dấu tích của một con quái vật đại dương khổng lồ, sống cách đây 205 triệu năm, dài tới 20m và nặng 80 tấn vừa được tìm thấy ở độ cao hơn 2.700m so với mực nước biển ở dãy Alps của Thụy Sĩ đã khiến nhóm các nhà khảo cổ học hết sức bất ngờ.

Hài cốt nguyên vẹn của quái vật bị "kẻ thù vũ trụ" giết chết / Hài cốt nguyên vẹn của quái vật bị "kẻ thù vũ trụ" giết chết

Ly kỳ quái vật biển dài 20m chết trên núi cao khiến nhóm khảo cổ choáng váng ảnh 1

Ảnh minh họa về môi trường sống và các loài động vật, bao gồm loài Ichthyosaur khổng lồ khoảng 205 triệu năm trước. Ảnh Daily Mail

Theo Daily Mail, con quái vật đại dương khổng lồ và được xác định từ các hóa thạch còn sót lại của nó bao gồm răng, xương sườn và đốt sống.

Cụ thể, loài thằn lằn cá Ichthyosaur 205 triệu năm tuổi đã được phát hiện trên dãy Alps của Thụy Sĩ bởi một nhóm khảo cổ từ Đại học Zurich. Nhóm đã mô tả phát hiện này là "ly kỳ".

Bởi loài thằn lằn cá Ichthyosaur vốn sống dưới biển nay lại được đào lên từ những tảng đá cao 2.700m so với đại dương ở Thụy Sĩ.

Theo các nhà khoa hoc, các đỉnh núi cao của châu Âu đã được hình thành khi các mảng kiến ​​tạo va chạm với nhau - đẩy đáy biển lên cao.

Những con thằn lằn cá Ichthyosaur khổng lồ từng bơi lội ở Panthalassa, một đại dương rộng lớn bao quanh siêu lục địa Pangea trong kỷ Trias muộn.

 

Ly kỳ quái vật biển dài 20m chết trên núi cao khiến nhóm khảo cổ choáng váng ảnh 2

Bên trái là hóa thạch một chiếc xương sườn của loài Ichthyosaur cổ đại và bên phải là hóa thạch một đốt sống của nó. Ảnh Daily Mail.

Thành viên nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Heinz Furrer, từng phụ trách Viện Bảo tàng Cổ sinh vật học của Đại học Zurich cho biết ông rất vui mừng với phát hiện này.

"Đó là con Ichthyosaur dài nhất thế giới; với chiếc răng dày nhất được tìm thấy cho đến nay và đốt sống thân lớn nhất ở châu Âu", ông Furrer nói.

Ly kỳ quái vật biển dài 20m chết trên núi cao khiến nhóm khảo cổ choáng váng ảnh 3

Chân răng của loài Ichthyosaur có đường kính 5,84cm, khiến nó trở thành chiếc răng dày nhất được tìm thấy cho đến nay. Ảnh Daily Mail.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những sinh vật khổng lồ này cũng từng tiến vào vùng biển nông Tethys ở phía đông của Pangea. Thức ăn chủ yếu của Ichthyosaur là mực khổng lồ.

 

"To lớn hơn luôn tốt hơn. Có những ưu điểm chọn lọc riêng biệt đối với những loài có kích thước cơ thể lớn. Chỉ có ba nhóm động vật có khối lượng lớn hơn 10-20 tấn: Đó là khủng long cổ dài; cá voi; và những con Ichthyosaur khổng lồ của kỷ Trias", Tiến sĩ Sandler cho biết.

Ly kỳ quái vật biển dài 20m chết trên núi cao khiến nhóm khảo cổ choáng váng ảnh 4

Hóa thạch của quái vật biển cổ đại dài 20m chết trên núi cao 2.700m khiến nhóm khảo cổ choáng váng. Ảnh Daily Mail

Ichthyosaur xuất hiện lần đầu tiên sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khoảng 250 triệu năm trước, khi khoảng 95% các loài sinh vật biển bị chết.

Nhóm này đạt đến sự đa dạng lớn nhất trong kỷ Trias giữa - và một số loài vẫn tồn tại trong kỷ Phấn trắng.

Có hình dáng gần giống cá voi đương đại, Ichthyosaur có thân hình thuôn dài và vây đuôi dựng đứng.

 

Mặc dù hóa thạch tập trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng Ichthyosaur cũng được tìm thấy ở Nam Mỹ, châu Á và Úc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm