Ma thuật cổ đại của Ai Cập đã được giải mã
(DNVN) - Một tờ giấy cói của Ai Cập cổ đại với hình ảnh cho thấy hai sinh vật giống chim, có thể được kết nối bởi một dương vật, đã được giải mã và tiết lộ về một phép thuật của tình yêu.
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng 19 cara giá 1.200 tỷ đồng / Chó rừng Nam Phi phô diễn màn săn chim đỉnh cao
Một tờ giấy cói của Ai Cập cổ đại với hình ảnh cho thấy hai sinh vật giống chim, có thể được kết nối bởi một dương vật, đã được giải mã và tiết lộ về một phép thuật của tình yêu.
Korshi Dosoo, một giảng viên tại Đại học Strasbourg ở Pháp, người gần đây đã cho công bố các tờ giấy cói trên Tạp chí Nghiên cứu Coptic cho biết: "Đặc trưng nổi bật nhất của giấy cói là hình ảnh của nó". Dosoo ước tính rằng tờ giấy cói này có niên đại khoảng 1.300 năm, một thời gian sau khi Kitô giáo được truyền bá rộng rãi ở Ai Cập.
Trong hình ảnh, sinh vật có cánh ở bên trái dường như đang chọc mỏ của nó vào cái mỏ đang mở của đối phương ở bên phải. Còn sinh vật bên phải có vẻ như có một cái đinh xuyên qua đầu. Ngoài ra còn có cánh tay dang rộng của một người bao quanh các sinh vật.
Cả hai sinh vật được kết nối thông qua những gì Dosoo nói có thể là một vật gì đó buộc hai sinh vật kia hoặc là dương vật. Sinh vật bên phải có hai tai (hoặc sừng) và cả hai sinh vật đều trông giống như có lông vũ hoặc vảy trên mặt trước của cơ thể. Sự khác biệt nhỏ giữa hai sinh vật có thể là một nỗ lực để thể hiện sự khác biệt về giới tính, Dosoo giải thích, lưu ý rằng sinh vật bên phải có thể là một con cái và ở bên trái là con đực.
Ma thuật cổ đại của Ai Cập
Một phép thuật được viết bằng Coptic, một ngôn ngữ Ai Cập sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp, bao quanh hình ảnh. Chỉ còn sót lại vài đoạn văn bản tồn tại qua nhiều năm với một phần đã được giải mã,: "Tôi kêu gọi bạn ... Đấng Christ là thần của Israel ...". Phần tiếp theo của câu thần chú bao gồm các từ "bạn sẽ tan biến" và đề cập đến "mọi đứa trẻ của Adam…“, người mà theo Kinh Thánh Hebrew là người đầu tiên trên Trái Đất và sống với một người phụ nữ tên là Eva trong Vườn Địa đàng trước khi bị Thiên Chúa trục xuất. Mảnh văn bản cũng đề cập đến Ahitophel, một người đã phản bội Vua David, theo Kinh thánh Hebrew.
Cái này từng được dùng làm gì?
Các giấy cói dường như là một trang của một văn bản lớn hơn, có thể là một cuốn sổ tay được sử dụng bởi một nhà ảo thuật, Korshi cho biết.
Các khách hàng của nhà ảo thuật giả định có thể đã bị ấn tượng bởi hình ảnh trên giấy cói. "Từ quan điểm của người quan sát, chúng tôi cho rằng hình ảnh có thể đã tăng cường biểu hiện của phép thuật - khách hàng có thể nhìn thấy những bản vẽ kỳ lạ như một sự bổ sung ấn tượng cho tổng thể bầu không khí được tạo ra bởi nghi thức", Dosoo chia sẻ với Live Science.
Văn bản rời rạc khiến các nhà nghiên cứu khó xác định chính xác phép thuật nào được sử dụng, nhưng Dosoo nói ông tin rằng nó có thể liên quan đến tình yêu, có thể trong trường hợp có tình huống phức tạp như tam giác tình yêu, hoặc một người đàn ông yêu với một người phụ nữ mà anh ta không thể kết hôn. "Văn bản Kitô giáo từ Ai Cập đề cập đến phép thuật tình yêu thường ngụ ý rằng vấn đề không phải là người phụ nữ không yêu người đàn ông, mà là anh ta không có cơ hội gần cô ấy, bởi vì cô ấy là một cô gái trẻ chưa lập gia đình được bảo vệ và tách biệt với thế giới bên ngoài bởi gia đình cô, hoặc đã kết hôn với người khác".
Nguồn gốc bí ẩn
Các tờ giấy cói hiện đang ở tại Đại học Macquarie ở Sydney, Úc, nhưng làm thế nào họ có nó còn là một bí ẩn. Trường không có hồ sơ chỉ ra người bán hoặc tặng giấy cói, Dosoo nói.
Đại học Macquarie có một bộ sưu tập khoảng 900 tấm giấy cói, phần lớn trong số đó được mua hoặc tặng cho trường từ năm 1972 đến năm 1985. Mãi cho đến năm 2007, trường đại học này mới ngừng mua giấy cói hoặc chấp nhận chúng như những khoản quyên góp. Rất nhiều trong số 900 tấm giấy cói được mua từ Anton và Michael Fackelmann, những người buôn bán cổ vật đã từng hoạt động ở Áo vào những năm 1970 và 1980. Trong số các tờ giấy cói này là một "Sổ tay về sức mạnh của nghi lễ" (theo như các nhà nghiên cứu hiện đại gọi nó), đó là một văn bản dài và kỳ diệu cũng có niên đại khoảng 1.300 năm. Nhưng dù cuốn sổ tay đó là từ Fackelmanns, không có gì chứng minh rằng tấm giấy cói phép thuật mới được công bố cũng được mua từ họ.
Lịch sử của bộ sưu tập tại Đại học Macquarie đặt ra một vấn đề cho các học giả. Năm 1972, một hiệp ước của UNESCO đã cấm các hành vi buôn bán cổ vật bên ngoài biên giới nơi cổ vật đó được tạo ra. Điều này khiến các học giả khó có thể biết được những tấm giấy cói này được chuyển ra khỏi Ai Cập khi nào.
Cùng với việc cướp bóc liên tục đã tàn phá các địa điểm khảo cổ của Ai Cập, nhiều học giả cảm thấy không thoải mái khi làm việc với các tư liệu có thể được đưa ra khỏi Ai Cập sau năm 1972. Một phần lý do là một số học giả tin rằng việc công bố tài liệu đó có thể khiến người ta cố gắng cướp bóc và bán di vật khảo cổ từ Ai Cập. Ngoài ra còn có câu hỏi về quyền sở hữu cổ vật đó. Nếu một vật phẩm bị lấy ra khỏi Ai Cập sau năm 1972, thì có thể chủ sở hữu hợp pháp của nó là chính phủ Ai Cập.
Mặc dù nhiều tờ giấy cói ở Đại học Macquarie không được công bố do thiếu thông tin về thời gian mua lại các tờ giấy cói hoặc người mua lại, nhưng ủy ban vẫn quyết định công bố và ghi nhận lai lịch không rõ ràng của chúng trong bài báo.
Nghiên cứu này xuất bản lần đầu trên Live Science.
Ngọc Bích ( Theo Foxnews)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo