Mặt Trăng có thể không do Trái Đất sinh ra
Hòa Thân và Lưu Dung ai có chức vụ cao hơn, ai được Càn Long yêu quý hơn? / Lý do Lưu Dung cả đời chống lại Hòa Thân vẫn sống thọ, còn 'tiễn' luôn đối thủ xuống 'suối vàng'
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà khoa học Trái Đất và hành tinh Francis Nimmo từ Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cho thấy Mặt Trăng có thể lâu đời hơn nhiều so với chúng ta từng nghĩ.
Và độ tuổi mới được đưa ra trong bài công bố trên tạp chí Nature - 4,53 tỉ năm tuổi - có thể khiến vệ tinh này không còn là "con" của Trái Đất và hành tinh Theia.
Trong giả thuyết được ủng hộ lớn nhất ngày nay, các nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng được sinh ra từ vụ va chạm giữa Trái Đất sơ khai và hành tinh Theia to cỡ Sao Hỏa.
Cú va chạm ước tính xảy ra khoảng 4,35 tỉ năm trước này đã khiến 2 Theia bị vỡ nát và Trái Đất sơ khai cũng "bị thương" không ít. Đa phần vật liệu từ cả 2 đã hòa trộn thành 1 hành tinh duy nhất là địa cầu ngày nay.
Trong khi đó, một số mảnh vỡ đã bị bắn tung lên quỹ đạo Trái Đất và dần kết tụ thành Mặt Trăng với một đại dương toàn cầu trước khi nguội thành khối đá như ngày nay, theo giả thuyết này.
Nhưng gần đây, một bức tranh khác đã xuất hiện từ những hạt zircon nhỏ trên Mặt Trăng.
Tinh thể zircon được coi như những "viên nang thời gian". Khi chúng hình thành, tinh thể zircon kết hợp uranium, nhưng lại từ chối chì mạnh mẽ. Nhưng theo thời gian, uranium phóng xạ trong zircon phân rã thành chì với tốc độ đã được hiểu rõ.
Vì vậy, các nhà khoa học có thể xem xét tỉ lệ uranium so với chì trong tinh thể zircon, từ đó tính toán thời gian mà các hạt zircon này bắt đầu hiện hữu.
Thế nhưng TS Nimmo và các cộng sự đã tìm thấy những hạt zircon lâu đời hơn rất nhiều trong mẫu vật từ Mặt Trăng.
Cụ thể hơn, trong số những tinh thể được phân tích đã tồn tại 2 cái lâu đời hơn mốc 4,35 tỉ năm mà giả thuyết về hành tinh Theia đặt ra: Một tinh thể có niên đại là 4,46 tỉ năm và một cái khác lên tới 4,51 tỉ năm.
Những tinh thể này cũng không tương thích với đại dương magma toàn cầu vì điều đó sẽ ngăn cản sự hình thành và tồn tại của các tinh thể zircon.
Kết hợp với một số bằng chứng các, nhóm nghiên cứu tính toán ra rằng tuổi đời thực tế của Mặt Trăng phải là khoảng 4,53 tỉ năm.
Trước đó, các nghiên cứu khác tính ra tuổi của Trái Đất là hơn 5,54 tỉ năm.
Như vậy, mối quan hệ giữa hai thiên thể này phải là "bạn bè" trong suốt vòng đời, chứ khó lòng thứ này có thể sinh ra thứ kia, theo các tác giả lập luận.
Phát hiện này có thể giúp giải quyết một số bí ẩn thú vị, ví dụ Mặt Trăng có ít lưu vực va chạm hơn các nhà khoa học mong đợi dựa trên mức độ nặng mà họ ước tính về vụ tấn công của Theia.
Điều này cũng đặt ra những hạn chế về tuổi của lưu vực Nam Cực-Aitken khổng lồ bao phủ 1/4 bề mặt Mặt Trăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người độc thân thường mất sớm sau tuổi 50? 4 lý do đáng chú ý, đặc biệt phổ biến ở vùng nông thôn
Việt Nam sở hữu 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới nước nào cũng khao khát, tiềm ẩn sức mạnh khủng khiếp
Những quốc gia thông minh nhất thế giới: Hãnh diện vị thế của Việt Nam, bất ngờ vị trí dẫn đầu
Tại sao các cung thủ cổ đại lại bắn theo đường vòng cung thay vì bắn thẳng khi tiêu diệt kẻ thù? 2 lý do được tiết lộ
Tàu Sao Hỏa chụp được thứ có thể chỉ ra manh mối sự sống
Sốc: Người tiền sử thiết kế bản đồ 3D từ 13.000 năm trước