Mê mẩn trước vẻ đẹp của những loài cây ăn thịt 'độc, lạ' nhất hành tinh
Phát hiện hành tinh "xuyên không" nặng gấp 922 lần Trái Đất / Lộ diện 'quái vật của mọi quái vật' trong vũ trụ, bằng 34 tỉ Mặt Trời
Cây rắn hổ mang chúa
Người ta tìm thấy rất nhiều loài cây này ở các vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt như phía bắc California và phía nam Oregon, Mỹ. Lá của chúng nhìn không khác gì một con rắn hổ mang đang thè lưỡi. Chúng thậm chí còn được rao bán để làm cảnh trên các trang mạng .
“Chiếc lưỡi” của cây rắn hổ mang chúa sẽ tiết mật làm nhiệm vụ thu hút con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây, sau đó cây tiết ra một loại nước nhấn chìm con mồi cho đến chết. Cuối cùng, con mồi đáng thương bị phân hủy bởi các vi sinh vật, còn cây sẽ hút loại nước trên để nuôi dưỡng cơ thể.
Cây nắp ấm
Chủ yếu được tìm thấy ở Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Madagascar, Úc, Ấn Độ, Borneo và Sumatra. Loài cây này có rất nhiều phân loài khác nhau và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là phần lá đều có tạo hình chiếc ấm khá độc đáo.
Chúng thường bẫy côn trùng nhỏ bằng màu sắc, hương thơm và mật hoa ngọt ngào. Bên trong “chiếc ấm” này chứa các chất nhầy là các enzim tiêu hóa và các lông xung quanh để bắt con mồi. Khi con mồi bay vào, một phần lá hình chiếc nắp ngay lập tức khép lại tóm gọn con mồi. Sau đó, con mồi bị trượt xuống phần cuống lá và chúng dần bị men tiêu hóa phân hủy.
Cây cỏ bơ
Loài cỏ có lá màu xanh bơ và hoa đủ màu sặc sỡ này thường sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có các lỗ chứa chất dính hình giọt nước để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng.
Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn khiến chúng bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này, cuối cùng bị tiêu hóa.
Cây hố bẫy
Loài cây này thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Cây hố bẫy có hình dáng và cách săn mồi khá giống cây nắp ấm. Tuy nhiên, cây có bao đài dài hơn, phiến lá có nắp sặc sỡ hơn nhiều.
Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp nhiều màu sặc sỡ, bên trong có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào thi không tài nào thoát được.
Cây gọng vó
Đây là loài cây ăn thịt khá phổ biến trên thế giới với hơn 170 phân loài khác nhau. Môi trường sống của cây gọng vó thường là các bãi bùn lầy, đặc trưng của chúng chính là các lông gai màu sắc sặc sỡ, đầu lông gai có tiết ra một chất nhầy và đây chính là chiếc bẫy để “dụ” côn trùng vào đó.
Khi côn trùng bay vào, các chất nhầy sẽ giữ côn trùng lại. Càng vùng vẫy, chúng sẽ càng bị dính chặt rồi kiệt sức và chết trong vòng 15 phút. Sau đó, cây sẽ tiết ra chất tiêu hóa và con mồi sẽ bị “ăn” trong khoảng 2 ngày, những bộ phận con mồi không thể tiêu hóa sẽ bị gió thổi bay.
Cây bắt ruồi
Đây là loài cây ăn thịt nổi tiếng nhất thế giới, chỉ mọc ở vùng Carolina, Mỹ. Lá cây có hình thù kỳ lạ như hình hai nắp chai úp vào nhau, mỗi lá đều có vô số gai nhọn.
Loài cây này bắt và tiêu hoá con mồi bằng cái bẫy tạo nên từ chiếc lá. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào những chiếc gai, lá cây lập tức khép lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình “tiêu hóa” này mất khoảng 10 ngày, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và “chào đón” con mồi mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
'Sốc' trước lý do Quan Vũ được cả cảnh sát lẫn xã hội đen Hong Kong thờ phụng, fan Tam Quốc chục năm chưa chắc đã biết
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg