Mê mẩn vẻ đẹp tráng lệ của hồ Baikal vào mùa đông
Những bãi biển đẹp nhất châu Âu cho kỳ nghỉ hè thêm ý nghĩa / Ngỡ ngàng khung cảnh 50.000 bóng đèn lung linh chiếu sáng sa mạc
Hồ Baikal vào mùa đông làm mê hoặc du khách bởi vẻ đẹp tráng lệ và thuần khiết như một bà chúa tuyết. |
Hồ Baikal có chiều dài khoảng 600 km. Độ dày của lớp băng trên mặt hồ có thể lên tới 1,5 – 2 mét. Lớp băng này có thể chịu được trọng lượng khoảng 15 tấn. |
Những lớp băng có cấu trúc và hình dạng riêng ở những khu vực hồ khác nhau. Đôi lúc bạn sẽ thấy cảnh tượng rất thú vị khi bắt gặp một chú cá hay một cành cây trong lớp băng. |
Băng ở hồ Baikal nổi tiếng là trong nhất thế giới. Nhờ nước hồ trong vắt, bạn có thể nhìn thấy mọi thứ dưới hồ ở độ sâu 40 mét từ những con cá tới những viên đá xanh và một vài loài thực vật nữa. |
Hồ Baikal cũng là hồ nước sâu nhất thế giới với con số đo được là 1.642 mét. Quá trình hình thành và số tuổi của hồ nước tuyệt đẹp này đến nay vẫn là điều gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. |
Ngoài hồ Baikal ra, trên thế giới chỉ có hai hồ có độ sâu trên 1.000 mét là hồ Tanganyika (1.470 mét) và Caspi (1025 mét). |
Một vài nơi đóng băng trên mặt hồ rất trơn và trông như một tấm gương phản chiếu mọi thứ. Nhiều du khách dùng ván trượt, xe đạp và xe trượt tuyết để di chuyển trong khi một số người khác quyết định đi bộ và ngủ trong những tấm lều trên băng. |
Những khối băng trên hồ sẽ dần nứt ra chia mặt hồ thành những khu vực khác nhau. Những vết nứt này có thể trải dài 10 – 30 km trong khi chiều rộng của chúng khoảng 2 – 3 mét. |
Nhờ những vết nứt như vậy mà những chú cá sống trong hồ không bị chết do thiếu oxy. Nhìn chung thì những khối băng ở hồ Baikal vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn để thôi thúc các nhà khoa học khám phá và tìm hiểu. |
Với những bí ẩn chưa có lời giải đáp cùng vẻ đẹp tráng lệ, đầy mê hoặc, hồ Baikal hứa hẹn là điểm đến tuyệt vời cho du khách trên thế giới. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?