Mổ bụng cá mập hổ Ấn Độ Dương phát hiện thi thể người bên trong
Một số mảnh thi thể người được cho là thuộc về một nạn nhân bị mất tích vừa được phát hiện trong dạ dày một con cá mập hổ ngoài khơi Ấn Độ Dương.
Phát hiện loài vật mới sống trong miệng cá mập / Thót tim hải cẩu thoát chết ngoạn mục khỏi hàm cá mập
Theo DW, nhà chức trách Pháp hôm 27/12 cho biết tìm thấy hai cánh tay người và một chiếc vòng tay trong bụng một con cá mập hổ bắt được ngoài khơi đảo La Reunion, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp tại Ấn Độ Dương. Tình trạng của thi thể phát hiện trong dạ dày con cá mập cho thấy nó mới chỉ nuốt các thi thể này trong vòng 48 giờ.
Trước đó, một người đàn ông được thông báo mất tích hồi giữa tháng 12 khi đi du lịch tại khu vực Ấn Độ Dương. Gia đình nạn nhân mất tích xác nhận vòng tay tìm thấy trong bụng con cá mập thuộc về người mất tích. Hiện chưa rõ người mất tích bị cá mập tấn công hay thi thể bị cá mập nuốt sau khi đã chết đuối.

Một số mảnh thi thể người được tìm thấy trong bụng cá mập hổ ngoài khơi Ấn Độ Dương. Ảnh: Wildlife.
Con cá mập bị bắt trong vụ việc dài 3-4 m, là đối tượng của chiến dịch nhằm giảm thiểu nguy cơ tấn công của cá mập tại các khu du lịch trên Ấn Độ Dương. Trong 9 năm vừa qua, cá mập đã gây ra 24 vụ tấn công, làm 11 người chết tại khu vực này. Trong năm 2019, các vụ tấn công của cá mập đã khiến 2 người chết.
Trước đó, một người đàn ông Scotland đã biến mất tại khu vực lặn nổi tiếng ngoài khơi đảo La Reunion hồi tháng 11. Cánh tay của người này sau đó được tìm thấy trong dạ dày của một con cá mập hổ khác chỉ hai ngày sau khi vụ mất tích được thông báo.
Từ năm 2013, lướt sóng và các hoạt động giải trí khác ngoài khu vực bảo vệ quanh đảo La Reunion đã bị cấm do nguy cơ từ các vụ tấn công của cá mập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo