Khám phá

Mộ cổ Tề Thiên Đại Thánh chứng tỏ đây không phải là nhân vật hư cấu?

Những phát hiện giới khảo cổ học khiến nhiều người cho rằng Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật, hoàn toàn không phải hư cấu.

Tôn Ngộ Không thoát kiếp bị luyện thành nước nhờ 3 sợi lông Bồ Tát ban cho, vậy rốt cuộc nguyên hình của 3 sợi lông đó là gì? / Không sợ Phật Tổ, tại sao Tôn Ngộ Không lại 'hồn bay phách lạc' khi gặp người này

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác kinh điển của văn học Trung Quốc. Nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm này với trí tuệ phi thường, sở hữu nhiều phép thần thông biến hóa đã trở thành hình tượng được nhiều thế hệ độc giả yêu mến. Với phép thuật phi thường, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không là nhân vật thần thoại hư cấu, hoàn toàn không có trong đời thực.

Chấn động: Phát hiện mộ cổ Tề Thiên Đại Thánh, đây không phải là nhân vật hư cấu?

Nhân vật Tôn Ngộ Không trên phim truyền hình.

Tuy nhiên, năm 2005, giới khảo cổ học Trung Quốc đã khiến mọi người kinh ngạc khi phát hiện ngôi mộ được cho là của Tôn Ngộ Không, bên trong còn tìm thấy cả đồ vật hình dáng giống hệt gậy Như Ý và vòng Kim Cô.Phát hiện này lập tức gây nên nhiều ý kiến tranh cãi trong suốt một thời gian dài.

Ngôi mộ cổ này được phát hiện tại đỉnh núi Bảo Sơn, huyện Thuận Xương, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Tại đây, các nhà khảo cổ tìm thấy hai ngôi mộ nằm với tổng diện tích khoảng 18 mét vuông, mộ có chiều rộng 2,9 mét, sâu khoảng 1,3 mét.Điều đặc biệt được tìm thấy bên trong ngôi mộ ngày khiến nhiều người không khỏi thắc mắc.

>> Xem thêm: Choáng với loạt hình ảnh hở hang của phiên bản “Tây Du Ký” đầu tiên bây giờ mới tiết lộ, chỉ được chiếu 1 tập đã bị cấm

Theo đó, một ngôi mộ có bia khắc bốn chữ "Tề Thiên Đại Thánh". Ngôi mộ còn lại khắc tên "Thông Thiên Đại Thánh". Hậu thế đều biết Tề Thiên Đại Thánh chính là Tôn Ngộ Không trong truyền thuyết nhưng còn Thông Thiên Đại Thánh thì không nhiều người biết nhân vật này là ai. Ngoài hai tấm bia, cổ vật hình dáng giống gậy Như Ý và vòng Kim Cô trong truyền thuyết cũng được tìm thấy trong mộ.

Chấn động: Phát hiện mộ cổ Tề Thiên Đại Thánh, đây không phải là nhân vật hư cấu?

Chấn động: Phát hiện mộ cổ Tề Thiên Đại Thánh, đây không phải là nhân vật hư cấu?

Các nhà khảo cổ sau đó đã khai quật, giám định và kết luận ngôi mộ có niên đại từ đời nhà Nguyên, quá trình mai táng chỉn chu không có dấu vệt bị người đời sau làm giả.

 

>> Xem thêm: Bí ẩn gây 'sốc' cất giấu bên trong cây gậy như ý của Tôn Ngộ Không

Dư luận lập tức đặt câu hỏi rằng tác phẩm Tây Du Ký được viết vào thời nhà Minh, vậy tại sao mộ của nhân vật Tôn Ngộ Không lại có từ trước đó hơn hai thế kỷ, ở thời nhà Nguyên?

Sau quá trình dày công nghiên cứu các tài liệu, giới chuyên gia phát hiện ra dưới thời nhà Nguyên từng có nhà văn Dương Cảnh Hiền đã sáng tác bộ hí kịch có tên Tây Du Ký. Nhiều người đoán rằng rất có thể Ngô Thừa Ân sau này đã mượn ý tưởng của bộ hí kịch này để sáng tác ra tiểu thuyết cùng tên.

>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa tục `Điển hôn` biến phụ nữ trở thành vật cầm cố trong xã hội phong kiến Trung Quốc

Trong Tây Du Ký của Dương Cảnh Điền, nhân vật Tôn Ngộ Không có một người em trai, chính là Thông Thiên Đại Thánh. Như vậy, dưới thời nhà Nguyên, mộ của hai anh em đã được đặt cạnh nhau.

 

>> Xem thêm: Những địa điểm đẹp như chốn thần tiên trong Tây Du Ký

Chấn động: Phát hiện mộ cổ Tề Thiên Đại Thánh, đây không phải là nhân vật hư cấu?

Hiện nay, dư luận vẫn không ngừng tranh cãi xung quanh nghi vấn mộ thật - mộ giả, Tôn Ngộ Không là có thật hay chỉ là nhân vật sinh ra từ trí tưởng tượng phong phú của cổ nhân.

>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Thạch biệt lạp - hệ thống 'còi báo động' đặc biệt trải khắp Cố cung

Tuy nhiên, một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của một người tên Xa Phụng Triều, pháp danh là Thích Ngộ Không. Vào năm 751, Thích Ngộ Không theo Trương Quang Thao đi sứ tới Tây Vực, do mắc trọng bệnh nên phải ở lại nước Kiền Đà La (nay thuộc Pakistan) để dưỡng bệnh mà không thể trở về kinh đô. Trong lúc bệnh nặng, Ngộ Không đã phát nguyện: "Nếu có thể khỏi bệnh nguyện sẽ xuống tóc đi tu".

 

>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Cuộc sống 'có cả giang sơn' chỉ thiếu tự do của Hoàng đế nhà Thanh

Sau khi khỏi bệnh, Ngộ Không thực hiện lời hứa đi tu. Năm 757, Ngộ Không nhận pháp sư Tam Tạng làm sư phụ, cùng đến phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại nhiều sự tích cùng truyền thuyết. Mãi tới năm 789 Thích Ngộ Không mới quay trở về kinh thành.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm